Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tăng cường hoạt động của 3 tổ đầu tư công

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM va t chc phiên hp v tình hình kinh tế – xã hi quý I-2023 và nhim v, gii pháp trong quý II. Ti phiên hp, vn đ thúc đy đu tư công, đy nhanh tiến đ thc hin các công trình trng đim đưc các đi biu “m x” nhiu. Và theo Ch tch UBND TP Phan Văn Mãi thì đ đu tư công hiu qu phi tăng cưng hot đng ca 3 t đu tư công…


Kênh Nhiêu Lc – Th Nghè (qun Bình Thnh) thông thoáng, sch đp sau khi ci to

Quan trng phi bám sát d án

Năm 2023, quận Bình Tân được TP.HCM giao 363 tỷ đồng, hiện tại quận đã giải ngân được 28 tỷ đồng, đạt 7,82%.

Ông Nguyễn Minh Nhựt – Chủ tịch UBND quận Bình Tân – cho biết, thông thường tiến độ giải ngân đầu tư công quý I sẽ không cao vì kế hoạch năm 2022 đã tập trung lấy tất cả khối lượng của các dự án chuyển tiếp nên không còn nhiều dự án để giải ngân. Với những dự án khởi công mới mà có bồi thường thì phải làm thủ tục hoàn thành phương án bồi thường mới triển khai. Thời gian duyệt xong phương án mất 6-7 tháng nên đa số đến quý III mới giải ngân được. Quận Bình Tân sẽ có kế hoạch cụ thể các bước để làm sao từ nay đến cuối năm giải ngân đạt trên 95% theo chỉ đạo của TP. Tuy nhiên, để đạt kết quả này, ngoài trách nhiệm của quận, chủ đầu tư thì cần cả sự hỗ trợ của sở, ngành vì một dự án đầu tư phải qua rất nhiều khâu.

Ông Nhựt cho biết: “Đơn vị chủ đầu tư chỉ làm một số khâu nhất định, còn lại có những bước phải triển khai nhanh, bao gồm thẩm định và phê duyệt nên rất cần sự ủng hộ, chia sẻ từ sở ngành. Chưa kể trong quá trình thực hiện dự án cũng gặp khó khăn từ tình hình thực tế, như quá trình đền bù giải tỏa phải thay đổi một số điều khoản, nội dung cũng cần có sự thẩm định, điều chỉnh”.

Rút kinh nghiệm từ những việc của năm trước, ngay từ đầu năm, TP.Thủ Đức đã lên kế hoạch cho đầu tư công và chia thành 2 nhóm. Trong đó, nhóm thứ nhất, bám sát kế hoạch giải ngân cho từng tháng. Ông Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức – cho biết, giải ngân không thể chia đều cho 12 tháng vì rất nhiều hoạt động tập trung vào từng thời điểm, tùy theo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc tiến độ thi công. Và quan trọng không phải tháng 2, tháng 3 giải ngân được bao nhiêu mà chúng ta phải bám sát kế hoạch. Theo kế hoạch, Thủ Đức tập trung giải ngân nhiều vào tháng 9, 10. Việc này dựa trên thực tiễn nghiên cứu chi tiết các dự án đầu tư trên địa bàn. Trong công tác này còn gắn liền với việc nhanh chóng hoàn tất các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn. Trong quý II, Thủ Đức tập trung cao độ nhất vẫn là tuyến đường Vành đai 3 để đảm bảo được yêu cầu của TP.HCM trong việc giao mặt bằng trước ngày 30-6 năm nay. Ngoài ra, Thủ Đức dành nhiều nguồn lực cho các dự án đang tồn như cầu đường, dự án của TP trên địa bàn Thủ Đức.

Đối với nhóm giải pháp thứ hai, ông Tùng cho biết, Thủ Đức thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Thủ Đức hy vọng với những chuyển động gần đây sẽ khởi động lại các dự án đã kéo dài.

Cn s dng hiu qu “liu thuc” đu tư công

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, kết thúc quý I-2023, GRDP TP.HCM tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của TP.HCM tính đến 24-3 được hơn 952 tỷ đồng, đạt 2% tổng số vốn được giao là hơn 43.443 tỷ đồng.

TP từng đặt mục tiêu giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công để tạo dẫn dắt cho đầu tư xã hội. Với kết quả đạt được, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại.

Ông Trần Du Lịch – thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia – cho rằng, TP.HCM đã bỏ qua công cụ đầu tư công để kích thích kinh tế, nói nôm na là TP không sử dụng hiệu quả “liều thuốc” cho thời kỳ sau dịch bệnh. “3 động lực để kéo nền kinh tế trở lại, đó là đầu tư công; hấp thụ vốn; phát triển thị trường nội địa. Đối với đầu tư công, nếu thực hiện một cách mạnh mẽ sẽ hiệu ứng cấp số nhân đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả tương đối buồn khi TP mới đạt được 2% so với kế hoạch”, ông Lịch nói. 

Ông Lịch góp ý, trong thời gian tới TP cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đầu tư tư nhân để tăng hấp thụ vốn. Điểm cốt tử phải giải quyết là sự trì trệ của bộ máy hành chính. Hàng trăm dự án, hồ sơ tồn đọng phải minh bạch công khai. Đây là mấu chốt tạo niềm tin, khi doanh nghiệp có niềm tin thì chúng ta sẽ phát triển.

Còn theo ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM – thì, vấn đề lớn ở đây là phải đẩy nhanh việc tháo gỡ những vướng mắc; đẩy nhanh công tác phối hợp, rút ngắn các thủ tục để nguồn vốn được đưa vào sớm nhất có thể.

Nhìn nhận trong quý I-2023, tình hình kinh tế của cả nước và TP.HCM gặp nhiều khó khăn, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – mong muốn TP tiếp tục suy nghĩ, xác định hành động trọng tâm và hành động ngay để làm sao sớm thoát ra khỏi tình trạng này.

Trong tháng 4 và quý II, TP tập trung 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Ông Mãi đề nghị các giám đốc sở ngành, chủ tịch UBND các quận huyện, TP.Thủ Đức tập trung triển khai để làm sao đạt kết quả tốt nhất. Từng cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ công chức, viên chức rà soát lại công việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thực hiện tốt nhất chức trách của mình.

Đối với đầu tư công và tháo gỡ thu hút cho đầu tư ngoài ngân sách, Chủ tịch UBND TP đề nghị các ban chiếm tỷ lệ đầu tư công lớn, các công trình trọng điểm đã có chỉ đạo, các chủ đầu tư phải thường xuyên cập nhật tiến độ, đôn đốc để giải quyết. Với các dự án trọng điểm phải có giao ban hàng tuần, thậm chí hàng ngày để đảm bảo kế hoạch cập nhật các khó khăn vướng mắc phát sinh. Giữa các bên cần có sự phối hợp với nhau trong giải quyết các vướng mắc, khó khăn. Đồng thời, củng cố, tăng cường hoạt động của 3 tổ đầu tư công là giải phóng mặt bằng, ODA và tổ vốn lớn.

Ông cũng đề nghị chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp chuyên đề HĐND TP sắp tới. Kỳ họp này chủ yếu điều chỉnh kế hoạch trung hạn, kế hoạch đầu tư 2023 và làm thủ tục cho một số dự án để “chạy” với quyết tâm là sau kỳ họp TP phân bổ hết vốn dự phòng trung hạn và vốn 2023.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị bổ sung một số dự án có khả năng chi vào kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngân sách để chuẩn bị bố trí vốn đầu tư. Theo ông, TP được hưởng vượt thu năm 2022 và được đầu tư trở lại với khoản kinh phí dự kiến 7.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nếu nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 cho phép TP được nâng trần không phải làm thủ tục khác sẽ có thêm khoản kinh phí 119.000 tỷ đồng. Dù chưa chính thức thông qua nhưng TP phải chuẩn bị các hồ sơ dự án, quy trình thủ tục pháp lý để làm sao đến 2025 tiêu được các khoản tiền này.

Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)