Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Tạo cơ hội cho du lịch đường thủy

Tạp Chí Giáo Dục

Vic công viên bến Bch Đng và công viên Mê Linh (Q.1) đưc chnh trang, tôn to và đưa vào s dng đã to thêm không gian công cng cho TP.HCM. Không ch giúp ngưi dân có nơi vui chơi, gii trí mà còn to thế mnh đ phát trin du lch đưng thy.


Ngh sĩ và ngưi dân tham gia diu hành áo dài trên du thuyn

Tn dng li thế

TP.HCM có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch đường sông, đặc biệt như tuyến sông Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hũ, kênh Tẻ… Các kênh này rất độc đáo bởi bao trọn cả khu vực trung tâm thành phố, đi xuyên qua nhiều quận như quận 1, 4, 5, 6… Đây là các quận tập trung nhiều cảnh quan, nhiều di tích văn hóa lịch sử mang dấu ấn về vùng đất Nam bộ. Đặc biệt, hai bên sông Sài Gòn có nhiều cảnh quan phong phú và đặc sắc, các di sản văn hóa, được kết nối với các làng nghề, cây ăn trái ở nhiều địa phương lân cận. Trong khi đó, du lịch đường thủy được xác định là một trong những thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch riêng của TP.HCM từ nhiều năm qua và đang được đầu tư, khai thác trở lại, tạo sự hấp dẫn với du khách trong giai đoạn phục hồi. Gần đây, TP.HCM đã triển khai nhiều hình thức du lịch, giao thông trên sông Sài Gòn như nhà hàng nổi trên sông về đêm, du thuyền, ca nô đường sông… mở ra nhiều hy vọng cho du lịch đường sông, một tiềm năng đầy triển vọng góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội cho thành phố.

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch TP.HCM cũng đã triển khai nhiều chương trình du lịch cho khách đi du lịch ngoại thành. Điển hình như tour đường sông đi bằng tàu cao tốc Greenlines – dòng tàu cao tốc hiện đại nhất ở TP đến thời điểm này, do Saigontourist Group tổ chức, khởi hành từ bến Bạch Đằng – Cần Giờ. Sau những tour này, Saigontourist Group vẫn tiếp tục khai thác, tận dụng lợi thế đường thủy.


Water bus đưa ngưi dân du ngon trên sông Sài Gòn

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp như Lữ hành Saigontourist, Vietravel, Lữ hành Fiditour, TST tourist đã và đang đẩy mạnh nhiều sản phẩm du lịch đường thủy nhằm cung cấp thêm những trải nghiệm cho du khách về hệ sinh thái rừng ngập mặn, đi tàu thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, khám phá khu bảo tồn chim hoang dã, cá sấu hoa cà và đàn khỉ đuôi dài…

Thêm đim nhn cho du lch

Mới đây, TP.HCM đã khánh thành công viên bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh tạo thêm không gian công cộng, nơi vui chơi giải trí cho người dân. Đặc biệt, đây còn là lợi thế để phát triển du lịch đường thủy.

Bà Nguyn Th Ánh Hoa (Giám đc S Du lch TP.HCM) cho biết du lch đưng thy là mt trong nhng sn phm du lch đưc đánh giá có sc hp dn và có tim năng phát trin ln. S Du lch TP k vng nhiu doanh nghip tham gia khai thác các sn phm du lch đưng thy hp dn, to tin đ khôi phc ngành du lch.

Công viên bến Bạch Đằng hoàn thành với quy mô khoảng 1,6ha có đường dạo, sân sinh hoạt bằng đá granite núi lửa và mảng xanh kiểng có định hình không gian kiến trúc chuỗi hoa sen xuyên suốt công viên, tạo không gian và tầm nhìn thông thoáng về phía bờ sông Sài Gòn. Ngoài ra, công viên còn được đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, hệ thống chiếu sáng công viên, chiếu sáng mỹ thuật hiện đại và chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như gia tăng sự tiện nghi phục vụ công cộng và tạo điểm nhấn cảnh quan cho khu vực, đặc biệt vào ban đêm.

Công viên bến Bạch Đằng đã được hoàn thành trước Tết Nguyên đán năm 2022. Thời gian qua nhận được nhiều phản hồi tích cực, đánh giá cao đối với vẻ đẹp, sự thông thoáng hiện đại của không gian công viên từ người dân, cũng như một số góp ý từ cộng đồng để từng bước hoàn thiện hơn trong công tác quản lý, khai thác sử dụng lâu dài.

Qua việc chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng, ga tàu thủy và công trường Mê Linh, người dân nhận thấy cần giữ lại bến tàu và phát triển nó. Vì ngay từ khởi thủy, người dân cho rằng đây là một bến tàu, Bến Nghé, bến Bạch Đằng, bến phà Thủ Thiêm, nó có sự liên tục và tính lịch sử.

Tất cả những luồng giao thông thủy và bộ đều gặp gỡ nhau tại bến Bạch Đằng này. Khi khách tham quan, người dân đến để tập thể dục, giải trí, vui chơi… tạo ra bức tranh sinh động. Cùng với đó, các tuyến Water bus hiện có nếu tăng cường tần suất đi đến các điểm kết nối sẽ tạo thêm thế mạnh cho du lịch đường thủy. Nếu tại các điểm Water bus đến có thêm các nhà chờ, hạng mục tiện ích dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, quán cà phê… sẽ tạo tiềm năng lớn cho du lịch. Đây cũng là lợi thế mở ra các tuyến mới như một tuyến đi thẳng lên sông Sài Gòn khu vực hầm Thủ Dầu 1 hay đi Địa đạo Củ Chi; thêm tuyến đi qua sông Đồng Nai như đến Cù Lao Phố, Cù Lao Rùa, thượng nguồn sông Đồng Nai… Ngoài ra, còn có thể phục vụ những người có nhu cầu đi đường thủy xuống Nhà Bè, Cần Giờ và đặc biệt là xuống miền Tây, kết nối sông Sài Gòn với sông Vàm Cỏ.


Công viên bến Bch Đng

Ông Nguyễn Hữu Y Yên (Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist) cho rằng, công viên bến Bạch Đảng và công viên Mê Linh là hình ảnh đẹp, là biểu tượng của thành phố. Các du khách khi tới một địa phương, một thành phố nào đó cũng đều muốn chụp hình với biểu tượng, đặc trưng của thành phố đó để lưu giữ kỷ niệm cho thấy họ đã đặt chân đến một vùng đất. Qua đó họ cũng giới thiệu với người thân, bạn bè về những nơi chốn đã đi qua. “Dự kiến sau này với những đoàn khách đến TP.HCM, Lữ hành Saigontourist sẽ tổ chức cho khách đi bộ dọc công viên bến Bạch Đằng và nghe thuyết minh về lịch sử hình thành đô thị. Do vậy, khu công viên bến Bạch Đằng tạo nên nét đặc trưng, thu hút và tạo điểm nhấn ấn tượng lâu dài với du khách.

Với vị trí đắc địa bên cạnh bờ sông Sài Gòn, bến Bạch Đằng chính là điểm đến hấp dẫn thu hút cả người dân địa phương lẫn khách du lịch khi kết nối thuận lợi các điểm đến như công viên bến cảng Bạch Đằng – xe buýt trên sông Sài Gòn – bến Nhà Rồng – phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Kiu Khánh

Bình luận (0)