Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tạo điều kiện để thiếu nhi phát huy kỹ năng, phẩm chất tốt nhất

Tạp Chí Giáo Dục

Trong chương trình lãnh đo TP.HCM gp g, lng nghe thiếu nhi mi đây, nhiu suy nghĩ, nguyn vng, đ xut đã đưc thiếu nhi, hc sinh thng thn nhn gi đến lãnh đo TP, vi mong mun, k vng s góp phn xây dng TP.HCM có cht lưng sng tt, văn minh, hin đi, nghĩa tình. 150 thiếu nhi đi din cho hơn 1,9 triu tr em TP cùng tham d chương trình.


Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Văn Nên nhn mnh thiếu nhi cn đưc tôn trng và yêu thương nhiu hơn

Thiếu nhi quan tâm nhiu v s phát trin ca TP

Tại buổi gặp gỡ do Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức, các thiếu nhi nêu ý kiến đề xuất về việc mong muốn TP.HCM có thêm các hoạt động nâng cao sức khỏe tinh thần cho học sinh, nâng cao chất lượng phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học; đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất của nhà trường, tăng nhiều mảng xanh…

Bạn Vân Anh (Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Q.10) chia sẻ, học sinh TP hiện nay cũng như người dân đều quan tâm đến vấn đề xây dựng TP văn minh, phát triển, môi trường sạch sẽ. Bạn đề xuất TP xây dựng thêm các máy chuyển đổi tự động sách vở cũ, chai nhựa tái chế để đẩy mạnh hơn ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân, hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường tốt hơn…

Bạn Tuyết Anh (Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) lại cho rằng sân chơi dành cho thiếu nhi hiện nay còn hạn chế, TP cần có thêm nhiều sân chơi, hoạt động bổ ích dành cho thiếu nhi nhất là trong mùa hè này…

Các khảo sát mới đây của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM ghi nhận, thiếu nhi hiện rất quan tâm đến nhiều vấn đề tác động đến đời sống của các em như: Việc bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu trên các trang mạng xã hội; việc kịp thời chuyển tải sách, tài liệu về cung cấp cho các trung tâm học tập cộng đồng, các điểm sinh hoạt văn hóa; việc thiết kế chương trình dạy và học giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới; việc trang thiết bị cho nhà thiếu nhi, các điểm văn hóa, thể thao; việc bạo lực học đường; góc tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường; vấn đề bạo hành gia đình, vấn đề ma túy, các chất gây nghiện xuất hiện ngày càng nhiều trong trường học…


Mi hc sinh đã thng thn nêu lên quan đim ca mình

Trước đó, tại kỳ họp lần thứ 11 Hội đồng Trẻ em TP.HCM, Thành đoàn TP.HCM cũng ghi nhận 76 ý kiến đóng góp từ đội viên, thiếu nhi quan tâm tập trung ở các vấn đề lớn như: Giáo dục, lịch sử – văn hóa, khoa học sáng tạo và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng khiếu, y tế, môi trường…

Mi thiếu nhi hãy cùng hành đng, kết ni hơn na

Phát biểu tại buổi gặp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên hoan nghênh, ghi nhận những ý kiến phát biểu, chia sẻ của các thiếu nhi có mặt tại buổi gặp mặt, đồng thời đánh giá đây là những ý kiến đóng góp, đề xuất những nguyện vọng chính đáng, hướng về cộng đồng, xã hội để góp sức vào sự phát triển của TP. Các ý kiến đã nói lên mong muốn của các em thiếu nhi là xây dựng TP.HCM giàu đẹp, văn minh, hiện đại và nghĩa tình hơn.

“Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP, các ngành, các cấp luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các em thiếu nhi. Lãnh đạo TP tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu, để thực hiện trong thời gian tới” – Bí thư Nguyễn Văn Nên nói.

Bí thư Nguyễn Văn Nên nhắn gửi thiếu nhi đang trong quá trình học tập thì cần tiếp tục thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy” để trở thành trò giỏi, nâng cao những kiến thức kỹ năng như các bạn mong muốn, phát huy khả năng góp phần xây dựng TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Đặc biệt hơn, khi “chúng ta vinh dự được sống trên TP mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh nên việc học tập, làm theo gương Bác càng cần được thực hiện tốt hơn nữa. Các cháu hãy luôn nỗ lực làm tốt nhất công việc của mình”.

“Sau cuộc gặp này, mỗi một thiếu nhi hãy cùng hành động, kết nối hơn nữa để sống đúng và tốt trách nhiệm, sứ mệnh của mình. Gia đình, nhà trường, xã hội hãy luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các thiếu nhi có môi trường tốt nhất để các em được phát triển” – Bí thư Nguyễn Văn Nên nói thêm.

“Hãy dành nhng gì tt đp nht cho tr em”

Chủ tịch HĐND  TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chia sẻ, lãnh đạo TP và các địa phương hằng năm luôn dành thời gian gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi để ghi nhận những vấn đề các em chia sẻ, trao đổi, mong muốn. Qua đó, lãnh đạo TP sẽ chỉ đạo các ngành, các cấp đưa giải pháp để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, sân chơi bổ ích, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện kỹ năng, phát huy tích cực tính sáng tạo, xung kích, tình nguyện của thiếu nhi.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ, năm học 2022-2023 là năm học khó khăn khi TP.HCM vừa trải qua dịch Covid-19, các em học sinh phải vượt khó, củng cố kiến thức sau một thời gian dài học trực tuyến. Nhưng với truyền thống hiếu học, thiếu nhi  TP.HCM đã tự tin, vượt khó, chăm ngoan, học tốt và đạt những thành quả tự hào. Với phương châm “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp, vận động nhiều nguồn lực chăm lo cho thiếu nhi. Đồng thời, lãnh đạo TP.HCM đã duy trì và phát huy những hình thức lắng nghe ý kiến trẻ em, phát huy quyền tham gia của trẻ em về những vấn đề liên quan.

“Những tâm tư, nguyện vọng của các cháu thiếu nhi sẽ là một trong các cơ sở để TP đề ra các chiến lược, kế hoạch đầu tư xây dựng các thiết chế về môi trường học tập, văn hóa, giải trí… cho thiếu nhi TP” – bà Nguyễn Thị Lệ gợi mở.

Đặc biệt, Bí thư Thành ủy TP.HCM khuyên thiếu nhi nên chăm chỉ đọc sách, bởi đọc sách cũng chính là một cách “trò chuyện” với những người có trình độ, giàu kinh nghiệm sống đã viết ra cuốn sách đó. Cạnh đó là nỗ lực học tập, đặc biệt trau dồi ngoại ngữ để trở thành công dân toàn cầu. Việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, học tập theo Bác Hồ chính là những việc làm cụ thể, gần gũi như nỗ lực học tập, ý thức giữ gìn TP xanh sạch đẹp, nói lời hay, làm việc tốt… chứ không cần cao xa.

Với riêng các sở ban, ngành, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: “Tất cả người lớn đều từng là trẻ con nhưng rất ít người trong số họ nhớ về điều đó”. Người lớn, lãnh đạo phải biết lắng nghe các em bằng cả trái tim. Thiếu nhi nói ít nhưng người lớn phải hiểu nhiều và hành động. Các cơ quan, sở ngành TP cần lắng nghe, nỗ lực hơn nữa để chăm lo cho giáo dục, đảm bảo các chính sách cho thiếu nhi, để những lần gặp nhau không phải nhắc lại những điều đã nói. Nên chăng triển khai chương trình lắng nghe thiếu nhi ở cả cấp phường, cấp quận để lắng nghe, tiếp thu nhiều hơn nữa”.

“Thiếu nhi cần được tôn trọng và yêu thương nhiều hơn. Xã hội, nhà trường, gia đình cần tạo điều kiện để các cháu phát huy những kỹ năng, phẩm chất tốt nhất của mình, đừng quá khắt khe với các cháu để các em có thể thể hiện sự năng động, sáng tạo trong những chân trời mơ ước của mình” – Bí thư Nguyễn Văn Nêu đặt yêu cầu.

Đ Yến Hoa

 

Bình luận (0)