Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Táo là loại quả cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết ăn đúng cách

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều người thường có thói quen gọt vỏ táo trước khi ăn vì sợ thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh rằng vỏ táo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn táo
Táo là trái cây "vàng" không chỉ trong ẩm thực mà còn là vị thuốc có khả năng phòng tránh và điều trị nhiều loại bệnh. Có câu: "Ăn một quả táo mỗi ngày thì không phải đi bác sĩ". Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn táo mỗi ngày giúp làm giảm 35% nguy cơ tử vong sớm do ung thư và kéo dài tuổi thọ.
Một quả táo cỡ trung bình chỉ có 95 calo nhưng chứa đủ vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, kali, chất xơ, carbohydrate và các hợp chất thực vật khác bao gồm: quercetin, catechin, chlorogenic acid… Táo cũng có hàm lượng polyphenol cao, có tác dụng chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa này được tìm thấy cả trong vỏ và thịt của quả táo.
Nếu gọt vỏ táo, đồng nghĩa là bạn cũng đang lột bỏ các chất dinh dưỡng của nó! Vì thế, hãy lựa chọn thực phẩm sạch, ngâm rửa kỹ càng và thay đổi thói quen gọt vỏ mỗi khi ăn táo của mình.
Gần một nửa hàm lượng vitamin C của một quả táo nằm dưới lớp vỏ của nó
Gần một nửa hàm lượng vitamin C của một quả táo nằm dưới lớp vỏ của nó.
1. Chất xơ trong vỏ táo
Trong lớp vỏ của một quả táo có khoảng 4,4g chất xơ bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan, nhưng khoảng 77% là chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan có chức năng liên kết với nước và đẩy chất thải tiêu hóa qua ruột già, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu và táo bón.
Mặt khác, chất xơ hòa tan giúp cơ thể duy trì trạng thái no bụng, ngăn ngừa tình trạng đường trong máu tăng đột biến và làm chậm sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Nó cũng hỗ trợ việc làm giảm cholesterol. Đó là lý do vì sao táo thường được áp dụng trong chế độ ăn kiêng lành mạnh.
2. Vỏ táo giàu vitamin
Bạn có biết gần một nửa hàm lượng vitamin C của một quả táo nằm dưới lớp vỏ của nó? Lớp vỏ của một trái táo có chứa đến 8,4 mg Vitamin C và 98 IU Vitamin A. Khi bạn gọt sạch vỏ táo, lượng chất dinh dưỡng này sẽ giảm xuống còn 6,4 mg Vitamin C và 61 IU Vitamin A. Vì vậy, không gọt vỏ táo khi ăn là ý tưởng tốt, giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Hợp chất triterpenoids được tìm thấy trong vỏ táo có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hợp chất triterpenoids được tìm thấy trong vỏ táo có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
3. Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu từ Đại học Cornell (Mỹ) năm 2007 cho thấy rằng, hợp chất triterpenoids được tìm thấy trong vỏ táo có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư gan.
Cũng theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, táo là số ít thực phẩm chứa chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.
4. Điều trị các bệnh về hô hấp
Các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu vào năm 2004 chứng minh những người tiêu thụ tối thiểu 5 quả táo mỗi tuần có chức năng phổi tốt và ít bị hen suyễn hơn nhờ sự xuất hiện của flavonoid được gọi là quercetin. Hợp chất này chủ yếu được tìm thấy trong vỏ táo mà không phải ở thịt của quả táo. Quercetin có khả năng kháng virus ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ hoạt động của phổi và giúp giảm nguy cơ bị hen suyễn.
Ngoài ra, quercetin còn được chứng minh có thể chống lại tổn thương mô trong não liên quan đến bệnh Alzheimer và các vấn đề thoái hóa khác.
5. Giảm cân
Tin tốt dành cho những người muốn giảm cân là nên ăn táo và không gọt vỏ.
Tin tốt dành cho những người muốn giảm cân là nên ăn táo và không gọt vỏ.
Táo thường được lựa chọn áp dụng trong chế độ dinh dưỡng của những người ăn kiêng giảm cân. Tin tốt dành cho những người muốn giảm cân là nên ăn táo và không gọt vỏ. Bởi vì vỏ của quả táo chứa axit ursolic, một hợp chất thiết yếu làm tăng chất béo cơ bắp, đốt cháy calo, do đó làm giảm nguy cơ béo phì.
6. Lợi ích dinh dưỡng khác
Theo Đại học Illinois, vỏ táo còn chứa các khoáng chất quan trọng như kali, canxi, folate, sắt và phốt-pho đóng vai trò quan trọng khác nhau trong việc duy trì xương chắc khỏe để điều tiết sự phát triển tế bào và tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Tuy nhiên, tình trạng trái cây hiện nay thường được bảo quản bằng hóa chất, thuốc trừ sâu… gây hại cho sức khỏe. Do đó, không phải táo được trồng hữu cơ thì cần phải rửa sạch đúng cách. Có thể rửa táo qua nước sạch 1 lần để loại bỏ bớt bụi bẩn và sáp trên lớp vỏ. Sau đó dùng tay rửa thật sạch vỏ táo với nước muối pha loãng. Chú ý rửa kĩ phần núm quả vì đó là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và hóa chất. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch một lần nữa và để ráo.
Nếu bạn không thích ăn vỏ táo, hãy xem xét chế biến táo bằng nhiều cách khác nhau để làm cho nó ngon miệng hơn.
7. Bộ phận "cực độc" của quả táo, tốt nhất không nên ăn
Táo rất có lợi cho cơ thể, thúc đẩy ăn uống cho người thiếu kẽm, có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường. Tuy nhiên có một bộ phận của táo chứa chất kịch độc có thể khiến bạn tử vong khi ăn nhiều đó là hạt táo.
Hạt táo có chứa một thứ gọi là amygdalin, chất chuyển hóa thành xyanua chết người khi hạt được nhai hoặc nghiền nát.
Nó là một cơ chế bảo vệ hiệu quả cho trái cây vì xyanua cản trở việc cung cấp oxy đến các tế bào cơ thể của bạn và có thể giết chết một người trong vòng vài phút với liều lượng đủ cao.
Vô tình ăn một hoặc hai hạt không thể giết chết bạn, nhưng nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và đau bụng. Nhưng đừng lo lắng nếu bạn chỉ nuốt hạt mà không nhai nó.
Trong trường hợp này, nó có khả năng đi qua hệ tiêu hoá của bạn mà không được tiêu hoá. Chỉ đến khi hạt bị nghiền nát thì quá trình chuyển đổi thành xyanua mới diễn ra.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)