Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tạo môi trường cho học sinh thể hiện và định hình cá tính

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh Trưng THPT Trn Khai Nguyên (Q.5) có 1 ngày đưc thoi mái, t tin th hin cá tính riêng qua trang phc t do. Tôn trng và to môi trưng đ hc sinh đưc phát trin, đnh hình cá tính riêng là cách mà Trưng THPT Trn Khai Nguyên xây dng trưng hc hnh phúc, đưc hc sinh, ph huynh và giáo viên đng lòng ng h.

Nhà trường ngày càng nhận được sự tin yêu, tín nhiệm của phụ huynh

“Th by đi hc vui lm!”

Thứ bảy hàng tuần luôn là ngày mà Như Quỳnh (học sinh lớp 12) cùng nhiều bạn bè chờ đón nhất, bởi vì trong ngày này khi đến trường các em được mặc những bộ đồ, mang ba lô yêu thích. “Không khí lớp học trong ngày thứ bảy luôn rất đặc biệt. Lớp học đầy màu sắc, các bạn đều mặc những trang phục mà mình thấy thoải mái, yêu thích nhất. Và cả thầy cô cũng rất khác, dường như ai cũng đẹp hơn, gần gũi và đáng yêu hơn với những bộ đồ tươi tắn, phong cách. Ngày nào đi học cũng vui nhưng với em thứ bảy vẫn luôn là ngày vui nhất, rộn ràng nhất”, Như Quỳnh hào hứng nói.

Ngày thứ bảy hạnh phúc, tự tin thể hiện cá tính là một trong những điểm nhấn trong chiến lược xây dựng trường học hạnh phúc được Trường THPT Trần Khai Nguyên triển khai thực hiện từ năm học 2022-2023. Trong hoạt động này, vào ngày thứ bảy, học sinh và cả giáo viên được mặc trang phục tự do, thoải mái đến trường, được mang ba lô, túi xách, cặp nhiều màu sắc, thậm chí được… bỏ áo ngoài quần mà không sợ bị thầy cô giám thị bắt lỗi, hạ hạnh kiểm. Trong năm đầu triển khai, hoạt động đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và đầy thích thú của học sinh, giáo viên. Cô Phạm Thị Minh Ngọc (Phó Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, xuất phát từ mong muốn học sinh và giáo viên có một ngày trong tuần để có thể thoải mái mặc trang phục tự do yêu thích đến trường, thoát khỏi những nội quy, quy định vốn có, song vẫn đảm bảo phù hợp với môi trường giáo dục, nhà trường đã phát động ngày thứ bảy cá tính. Qua từng năm, nhà trường đều khảo sát ý kiến đồng thuận của học sinh và điều chỉnh cho phù hợp. Riêng năm học 2024-2025, tỷ lệ đồng thuận của học sinh 3 khối lên đến gần 98%.

Cô Ngọc đánh giá, sau 3 năm triển khai, hoạt động thực sự trở thành nét riêng biệt, đặc trưng của nhà trường. Trong ngày thứ bảy, trường học rộn rã sắc màu, ở mỗi lớp học đều là những mảng màu riêng đầy cá tính của học sinh. Có khi học sinh mặc áo thun, quần Jean, có khi áo đồng phục lớp… là những trang phục mà ngày thường các em không được mặc. Riêng với giáo viên cũng được tự do lựa chọn trang phục phù hợp trong ngày này nên ai cũng thích. “Ban Giám hiệu thường xuyên theo dõi các trang mạng xã hội của học sinh, phụ huynh và rất may mắn là hoạt động này luôn được học sinh, phụ huynh “review” đầy thích thú, hào hứng. Thậm chí, qua hoạt động này, nhà trường còn “ghi điểm” trong mắt nhiều phụ huynh học sinh lớp 9 khi đặt bút đăng ký nguyện vọng tuyển sinh lớp 10 cho con vào trường”, cô Ngọc vui vẻ nói.

Trong mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, Trường THPT Trần Khai Nguyên nỗ lực kiến tạo môi trường để học sinh được thể hiện và định hình cá tính. Thông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực. Năm học 2024-2025, nhà trường có hơn 20 câu lạc bộ, bao gồm học thuật, kỹ năng, năng khiếu. Các câu lạc bộ đều có giáo viên hỗ trợ, đồng hành, sinh hoạt đều đặn xuyên suốt trong năm học theo kế hoạch do chính học sinh đề xuất, đã tạo sân chơi để học sinh được rèn luyện kiến thức, kỹ năng, định hướng nghề nghiệp. “Các câu lạc bộ đã giúp học sinh được rèn luyện, trải nghiệm nhiều hơn, phát huy về năng lực, phẩm chất, kỹ năng mà trong thời lượng chính khóa còn hạn chế. Ban đầu, học sinh tham gia câu lạc bộ có thể vì tò mò, tham gia cho biết, nhưng chính hoạt động của câu lạc bộ thu hút, trở thành cái nôi ươm mầm tài năng các em tham gia phong trào văn thể mỹ, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là hỗ trợ chọn lựa nghề nghiệp. Đơn cử như với Câu lạc bộ Vật lý, đa phần học sinh tham gia câu lạc bộ đều chọn khối ngành kỹ thuật trong định hướng nghề nghiệp”, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay.

Giáo viên, hc sinh và ph huynh ngày càng tín nhim

Ngoài việc tạo môi trường để học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, một điểm nhấn quan trọng được Trường THPT Trần Khai Nguyên chú trọng trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc đó là đổi mới đồng bộ về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá cũng như tư duy tiếp cận học sinh. Ngay từ năm 2017, giáo viên nhà trường đã được tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích cực, làm tiền đề và bước tạo đà để đội ngũ tự tin thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì thế, khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, các phương pháp dạy học tích cực được giáo viên nhà trường tự tin thực hiện, những giờ học không còn bó buộc trong không gian lớp học mà được mở rộng ra ngoài sân trường, thư viện, vườn trường…; kiểm tra đánh giá theo hướng ghi nhận sự tiến bộ của học sinh; giáo viên được khuyến khích và tạo điều kiện, trao quyền trong đổi mới.

Thầy TSàn Dùng Nhành (giáo viên môn ngữ văn) nhớ lại, thời điểm năm 2014, khi vừa tốt nghiệp ĐH về công tác tại Trường THPT Trần Khai Nguyên, bản thân tôi và nhiều giáo viên trẻ đã được trao rất nhiều “đặc quyền” trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện để phát triển bản thân. Chính điều này đã giúp giáo viên ổn định tâm lý, tự tin đổi mới, nhất là trong thời điểm giao thoa, chuyển đổi giữa chương trình 2006 và chương trình 2018. “Chỉ sau 3 năm ra trường, tôi và rất nhiều giáo viên trẻ đã được đứng lớp giảng dạy khối 12. Đây là điều mà không phải trường nào cũng dám làm, bởi giáo viên trẻ mới ra trường được quan niệm rằng không có kinh nghiệm, rất khó để nhận lớp cuối cấp. Bằng môi trường cởi mở, động viên, sát cánh, đồng hành, giáo viên được ghi nhận năng lực, đã giúp thầy cô mỗi ngày đến trường đều rất vui vẻ với công việc, vui vẻ với học sinh”, thầy Nhành bày tỏ.

Nhìn lại hành trình sau gần 3 năm kiên định với mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc đi từ mong muốn, nguyện vọng của học sinh, cô Phạm Thị Minh Ngọc phấn khởi cho biết, cái được nhất đó là đội ngũ giáo viên yêu quý và gắn bó với trường, say mê trong hoạt động chuyên môn. Những hoạt động, chương trình được nhà trường đề ra đều nhận được sự ủng hộ, góp ý xây dựng của đội ngũ. Chất lượng giáo dục học sinh ngày càng được nâng cao. Mỗi năm, kết quả học sinh giỏi cấp thành phố, thi Olympic của trường đều khá ấn tượng so với kết quả chung của thành phố. Năm nay, về học sinh giỏi, trường có tới 2 giải nhất, 6 giải nhì và 29 giải ba; riêng thi Olympic, trường đứng thứ 2 trên toàn thành phố. “Quan trọng hơn cả khi xây dựng trường học hạnh phúc đó là sự tin yêu, tín nhiệm của phụ huynh, học sinh đối với nhà trường, qua đó giúp nhà trường thuận lợi trong xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược giáo dục”, cô Ngọc nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)