Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tạo nguồn điện… từ nước muối

Tạp Chí Giáo Dục

Ít ai nghĩ rng nưc mui có th to ra ngun đin đ s dng trong sinh hot gia đình. Thế nhưng, mt nhóm hc sinh lp 7/1 Trưng THCS An Phú Đông (Q.12, TP.HCM) đã làm đưc điu đó bng nhng dng c đơn gin. Bng cách này, các em không ch góp phn gim chi phí khi s dng đin mà còn giúp bà con khu vc min núi, hi đo… có đin dùng.


Thy và trò nhn gii khuyến khích ti Cuc thi sáng to thanh thiếu niên, nhi đng TP.HCM ln th 18 năm 2023

To ngun đin cho bà con vùng sâu, vùng xa

Những ngày hè, thay vì dành thời gian để vui chơi thì 5 nữ sinh lớp 7, gồm: Tống Nguyễn Thanh Vân, Võ Ngọc Phương Quỳnh, Phạm Thị Yến Như, Nguyễn Hoàng Kim Ngân và Phạm Nguyễn Trâm Anh thường xuyên gặp nhau để thực hiện dự án “Tạo nguồn điện từ muối”. Thoạt nghe qua chắc mọi người sẽ nghĩ “Các em làm cho vui thôi chứ muối làm sao tạo ra được nguồn điện?”. Nhưng đó lại là sự thật. Các em tạo ra nguồn điện thành công và đã sử dụng trong gia đình. Em Tống Nguyễn Thanh Vân (trưởng nhóm) cho biết, ở TP.HCM điện không thiếu nhưng bà con ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi và hải đảo thì không có điện sử dụng. Vì không có điện nên các bạn học sinh ở những nơi đó gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Các bạn phải học trong bóng tối, thiếu ánh sáng đèn điện. Không chỉ vậy, các bạn cũng không có điều kiện sử dụng internet để tìm hiểu thông tin, tài liệu học tập như chúng em. “Thấy được cảnh đó, chúng em luôn trăn trở làm sao để có thể giúp bà con và các bạn học sinh ở những nơi này. Chúng em tin rằng khi có điện, cuộc sống của mọi người sẽ tốt hơn, các bạn học sinh có điều kiện học tập thuận lợi hơn”, Thanh Vân chia sẻ.

Ban đầu, nhóm định tạo ra nguồn điện từ… nước chanh. Tuy nhiên, khi trao đổi với thầy Trịnh Tấn Đạt (giáo viên dạy toán ở trường), thầy đã gợi ý các em thay nước chanh bằng nước muối. Bởi so với các nguyên liệu khác, muối dễ tìm kiếm vì nhà nào cũng có. Ngoài ra, muối cũng có giá thành rẻ nên ai cũng mua được. Từ đó, nhóm đã chuyển hướng theo sự hướng dẫn của thầy Tấn Đạt.


Toàn cnh d án “To ngun đin t mui”

Nguyên liệu chính để tạo ra nguồn điện là 2 tấm kim loại, còn nước muối đóng vai trò là chất điện ly. Trong môi trường nước muối, các electron được dẫn từ tấm kim loại magiê sang tấm kim loại đồng tạo thành dòng điện 1 chiều. Nhóm sử dụng kẹp mỏ vịt để truyền điện. Trong quá trình thực hiện, nhóm gặp khó nhất ở khâu tìm hiểu nguyên lý, cách thức hoạt động và nối dây điện. Để giải quyết các khó khăn, nhóm đã cùng nhau tìm hiểu bằng cách nghiên cứu các thông tin trên internet, sách vở và tài liệu. Ngoài ra, nhóm còn nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường. Nhờ đó, các em đã vượt qua khó khăn và thực hiện thành công dự án.

Theo em Võ Ngọc Phương Quỳnh (thành viên nhóm), nguồn điện mà các em tạo ra có thể sử dụng khắp mọi nơi nhưng chủ yếu là ở hải đảo hoặc vùng núi chưa có điện. “Vì đây chỉ là dự án nhỏ nên công suất tầm 1-2V. Muối chúng em sử dụng có tỷ lệ 500gam muối với 3 lít nước. Chúng em đã thử với muối hột và muối iốt, cả 2 đều có thể tạo ra điện”, Phương Quỳnh cho biết.

To ra ngun nưc sch cho sinh hot

Sau khi tạo ra được nguồn điện, nhóm đã thử nghiệm trong chính gia đình của mình. Theo đó, nhóm thử nghiệm với các thiết bị như đèn, quạt… và chúng hoạt động trong thời gian 4-5 tiếng đồng hồ. “Chúng em đánh giá dự án khá tốt vì có thể chạy điện tương đối ổn định và lâu hơn dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, hiện tại nguồn điện của dự án chỉ áp dụng được đối với các thiết bị công suất thấp. Nếu được đầu tư và phát triển, chúng em tin là dự án sẽ giúp được bà con ở những vùng chưa có điện”, em Phạm Thị Yến Như (thành viên nhóm) nói.

Để dự án tiến xa hơn, các nữ sinh dự định nghiên cứu và cải tiến thêm bộ khuấy, đầu lọc ở chỗ xả nước để biến nước muối thành nước ngọt dùng tưới cây hoặc sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày của bà con. Như vậy, dự án không chỉ tạo nguồn điện mà còn tạo ra nguồn nước sạch vừa tiện lợi, tiết kiệm. Đây là điều mà bà con ở vùng núi, hải đảo rất cần.


5 n sinh gii thiu d án “To ngun đin t mui” cho bà con vùng sâu, vùng xa

Là người hướng dẫn các nữ sinh làm dự án, thầy Trịnh Tấn Đạt chia sẻ: “Trong những ngày cùng đồng hành với nhóm, tôi cảm nhận được tâm huyết của các em dành cho dự án. Để có thể phát triển từ ý tưởng đến một dự án hoàn chỉnh cần rất nhiều sự nỗ lực nghiên cứu của các em. Đặc biệt, các em chỉ mới học lớp 7, kiến thức còn rất hạn chế. Vì vậy, tôi đánh giá đề tài này là một thành công đối với các em trên con đường học tập vì các em đã vượt qua khó khăn thử thách và chiến thắng được bản thân mình. Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến với Ban Giám hiệu nhà trường đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để nhóm có thể hoàn thành dự án”.

Để dự án áp dụng rộng vào cuộc sống, thầy Tấn Đạt cho rằng nhóm cần tối ưu hóa sản phẩm để có thể sử dụng được cho các thiết bị điện công suất lớn hơn. Khi đó đồ dùng sinh hoạt sẽ hoạt động liên tục chứ không bị giới hạn 4-5 tiếng đồng hồ như dự án hiện tại. Như vậy mới có thể giúp được bà con ở những nơi không có điện. Với tính thực tiễn cao, dự án của các nữ sinh đã đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TP.HCM lần thứ 18 năm 2023 do Thành đoàn TP.HCM phối hợp cùng nhiều đơn vị thực hiện. Hiện dự án trên đang tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng cấp quốc gia.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)