Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tạo ra các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội phát triển TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Ti phiên hp th 23, y ban Thưng v Quc hi đã cho ý kiến v d tho ngh quyết ca Quc hi v thí đim mt s cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM.


Vi ngh quyết mi thay thế Ngh quyết 54 nhm to ra các cơ chế, chính sách đc thù, vưt tri đ TP.HCM phát trin

7 nhóm cơ chế, chính sách đc thù

Tại dự thảo nghị quyết này, Chính phủ trình Quốc hội quy định cho phép TP.HCM thí điểm 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về: quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP.HCM và tổ chức bộ máy TP.Thủ Đức.

Theo đó, về quản lý đầu tư, Quốc hội cho phép TP.HCM thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). Đây là mô hình lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở cho quy hoạch, phát triển đô thị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

HĐND TP.HCM được trao thẩm quyền quyết định sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt dọc theo tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro Bến Thành – Suối Tiên), đường sắt đô thị số 2 (metro Bến Thành – Tham Lương), vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận TP để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định cư tại chỗ, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị theo quy định.

Về tài chính, ngân sách, dự thảo Nghị quyết cho phép TP.HCM sử dụng các mái nhà đảm bảo các điều kiện kỹ thuật của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn TP để lắp đặt hệ thống điện mặt trời, cung cấp điện phục vụ cho hoạt động của trụ sở. Phần điện còn thừa do không sử dụng hết thực hiện theo quy định pháp luật về điện lực.

Về tổ chức bộ máy của TP.HCM, Quốc hội đồng ý cho TP.HCM chuyển chức năng quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn TP từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Sở Công thương để thành lập Sở An toàn thực phẩm. UBND huyện thuộc TP.HCM sẽ có không quá 3 phó chủ tịch; UBND phường, xã, thị trấn có từ 50.000 người trở lên có không quá 3 phó chủ tịch.

Về tổ chức bộ máy TP.Thủ Đức, dự thảo nghị quyết quy định HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP.HCM phân cấp, ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền cho HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức trong các lĩnh vực: quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý kinh tế; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; quản lý văn hóa xã hội; tổ chức bộ máy quản lý hành chính của chính quyền đô thị và quản lý cán bộ, công chức, viên chức. UBND, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức được ủy quyền cho thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, chủ tịch UBND các phường một số nhiệm vụ, quyền hạn, trừ những nội dung đã được TP.HCM ủy quyền.

UBND TP.HCM xem xét, quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc UBND TP.Thủ Đức trong phạm vi TP.Thủ Đức; HĐND TP.Thủ Đức quyết định thành lập Ban Đô thị thuộc HĐND. HĐND TP.Thủ Đức có không quá 2 phó chủ tịch và không quá 8 đại biểu chuyên trách. UBND TP.Thủ Đức có không quá 4 phó chủ tịch.

Theo dự thảo, tại điều khoản thi hành, Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM; thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (SaiGon Coop) hoạt động theo mô hình Liên đoàn Hợp tác xã.

Chính phủ cũng có trách nhiệm ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển TP.HCM trên nguyên tắc cho phép TP thực hiện thí điểm. Đồng thời, mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho HĐND và UBND TP.HCM so với các quy định hiện hành trên lĩnh vực quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức. Ưu tiên bố trí nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng có tính chất liên vùng, đảm bảo vai trò hạt nhân của TP.HCM trong vùng…

TP.HCM – đu tàu cho cc phát trin

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã có nghị quyết cho kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM đến hết năm 2023. Đồng thời, giao Chính phủ trình Quốc hội về nghị quyết mới cho TP.HCM trong thời gian sớm nhất. Vì vậy, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đều phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ 5. Như vậy, sẽ sớm hơn thời hạn hết hiệu lực của Nghị quyết 54 đưa ra. Bởi đây là đầu tàu cho cả nước phát triển. Hiện nay, yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, nhất là các thể chế, chính sách cho các vùng động lực rất quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, lần này Chính phủ đã chuẩn bị rất công phu và Đảng đoàn Quốc hội đã có 2 buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM. Trong đó, một phiên vào tháng 3-2022 và một phiên vào ngày 7-5 vừa qua để cho ý kiến vào dự thảo.

Ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM nhằm tạo ra các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội. Từ đó tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM, góp phần xây dựng và phát triển TP.HCM đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu đã đặt ra tại Nghị quyết số 24-NQ/TW, Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội.

Bà Vũ Thị Lưu Mai – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) – cho biết, Thường trực Ủy ban TCNS tán thành về sự cần thiết ban hành nghị quyết vì đủ căn cứ chính trị, cơ sở pháp lý và căn cứ thực tiễn. Hồ sơ dự thảo nghị quyết cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Về thời điểm thông qua, đa số ý kiến cho rằng, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, để nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, trong trường hợp bảo đảm chất lượng soạn thảo thì có thể trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5. 

Cũng theo bà Mai, Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, việc ban hành nghị quyết cần lưu ý một số quan điểm và nguyên tắc cơ bản. Đó là các quy định cần tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực hiện các định hướng thời gian qua nhưng tuyệt đối không lợi dụng việc xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm. Đồng thời chính sách mới cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo đúng tinh thần Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội, song cũng cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí…

Đ.Vit – A.Vân

Bình luận (0)