Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tạo ra giá trị hành nghề thì thu nhập sẽ cao

Tạp Chí Giáo Dục

Tại chương trình kỹ năng học đường lần 6 năm học 2021-2022 chủ đề “Chắp cánh ước mơ” do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng diễn ra ở Trường THPT Linh Trung (TP.Thủ Đức) mới đây, TS. Vũ Thiện Toàn (chuyên gia tư vấn tâm lý) khẳng định, nếu bản thân có năng lực, xây dựng được giá trị hành nghề trong công việc thì ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có thu nhập cao.


TS. Vũ Thi
n Toàn (chuyên gia tư vn tâm lý) trao đi vi hc sinh Trưng THPT Linh Trung

Theo ông Toàn, có nhiều ngành nghề hiện nay nếu không thể đi đường thẳng thì có thể đi đường vòng để theo đuổi nghề nghiệp đó. Ông Toàn nêu ví dụ, giả sử các em muốn học bác sĩ nhưng năng lực học tập lại không đủ để đăng ký nguyện vọng vào ngành đào tạo bác sĩ ở những trường đại học có đào tạo ngành này. Như vậy, các em có thể học ngành công nghệ sinh học, sau đó học tiếp văn bằng hai để theo đuổi công việc mà mình yêu thích. “Chấp nhận đi đường vòng để theo đuổi công việc mình yêu thích đòi hỏi các em phải có sự kiên trì, ý thức và cả năng lực nữa. Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng có thể đi đường vòng, bởi sẽ có những công việc thích và theo đuổi là khoảng cách rất xa”, ông Toàn nêu rõ.

Trao đổi thêm với các em học sinh, ông Toàn thông tin: Khảo sát gần đây cho thấy hiện tại có khoảng 40.000 công việc, ngành nghề khác nhau trong xã hội. Mỗi ngành nghề lại đòi hỏi kỹ năng, kiến thức khác nhau. Do vậy, trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng, các em cần phải dành thời gian suy nghĩ xem mình muốn làm nghề gì trong tương lai. “Việc bị thu hút, ấn tượng bởi một công việc nào đó là chuyện bình thường nhưng để lựa chọn thì phải tìm hiểu thật kỹ xem có phù hợp không. Có rất nhiều hướng đi sau THPT, các em có thể chọn học đại học, học trung cấp… Tùy theo công việc mình muốn theo đuổi mà chọn bậc học phù hợp, bởi có những công việc không nhất thiết các em phải chọn bậc đại học”, ông Toàn nói.

Công thức để chọn ngành học, bậc học phù hợp, theo ông Toàn, trước hết người học cần chọn nghề, sau đó chọn ngành, sau cùng mới chọn hướng đi và bậc học. Trước băn khoăn của học sinh là nên chọn ngành mình đam mê hay chọn ngành có thu nhập cao nhưng bản thân không thích?, ông Toàn nhấn mạnh, thu nhập trong một công việc cao hay thấp không phụ thuộc vào công việc mà phụ thuộc vào năng lực của mỗi người khi theo đuổi công việc đó. Nếu bản thân có năng lực, xây dựng được giá trị hành nghề trong công việc đó thì thu nhập cao là điều trong tầm tay. “Khi lựa chọn theo đuổi bất cứ công việc nào, điều đầu tiên các em phải có là năng lực với công việc đó. Đã lựa chọn thì cần phải làm cho nghiêm túc, trách nhiệm. Bỏ thời gian đầu tư nhiều cho công việc, chắc chắn thu nhập các em sẽ cao. Thậm chí với nhiều người, khi công việc đã tạo ra giá trị hành nghề thì dù thời gian họ bỏ ra không nhiều nhưng thu nhập vẫn cao”, ông Toàn phân tích.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)