Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.
Phó Chủ tịch UBND TP trong một lần tham quan Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa
Ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, khái niệm và định nghĩa về quá trình chuyển đổi số giáo dục không chỉ giới hạn ở việc dạy và học trực tuyến trong thời kỳ giãn cách, mà nó tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn và chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Ông Huỳnh Quốc Thắng – Tổng Giám đốc Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa cho rằng chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Bao gồm đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên và người tham gia đào tạo.
Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau. Sự kết hợp mới mẻ của công nghệ và phương pháp giảng dạy nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý, tạo ra các trải nghiệm học tập thú vị, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập đồng thời vào hệ thống, đào tạo cho giáo viên và hỗ trợ cho học sinh, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số.
Bách Khoa tập huấn chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra đánh giá và xây dựng học liệu số cho Trường THPT Lê Quý Đôn TP.HCM
Theo ông Thắng, việc tận dụng sức mạnh của công nghệ để tối ưu hóa quá trình giảng dạy và học tập đang được đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Tại TP.HCM, Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa được Sở GD-ĐT TP cho phép triển khai chương trình chuyển đổi số đến các trường học từ năm 2023.
Đến nay, các sản phẩm dịch vụ của Công ty Công nghệ Bách Khoa đã triển khai sâu rộng trên địa bàn TP và được các trường đánh giá cao. Hệ thống giáo dục của Công ty Công nghệ Bách Khoa kết hợp giữa nền tảng số hóa, sự tương tác, học trực tuyến và học liệu số tạo ra trải nghiệm học tập đa dạng và phong phú trong suốt quá trình dạy và học.
Chúng tôi mong muốn cùng với ngành giáo dục hướng đến một hệ thống giáo dục hiện đại, tiên tiến và công bằng, nơi mà mọi học sinh, sinh viên có cơ hội bình đẳng để phát triển toàn diện” – ông Thắng cho biết.
Mục tiêu của Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa trong chuyển đổi số là tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho giáo dục, giúp nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên trong thời đại kỹ thuật số.
Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số của Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa khá đầy đủ cho ngành giáo dục như: Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS 360 E-learning), giáo trình điện tử, hệ thống quản trị trường học, học bạ điện tử, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, phần mềm thi đua khen thưởng – đánh giá và tự đánh giá, phần mềm sắp xếp thời khóa biểu, hệ thống điểm danh khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo, phần mềm họp trực tuyến, ứng dụng hỗ trợ học tập.
Bách Khoa tập huấn xây dựng bài giảng số cho các trường phổ thông trên địa bàn quận Bình Tân
Nhiều chuyên gia cho rằng, với sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp xã hội hóa như Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa, công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM sẽ sớm đạt được mục tiêu. Được biết, kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngành giáo dục TP.HCM đặt ra mục tiêu xây dựng 50 trường học số trong giai đoạn 2023-2025.
Trong đó, các hoạt động dạy và học đều thông qua hệ thống quản lý học tập LMS và thư viện số. Phụ huynh cũng sẽ được kết nối với nhà trường thông qua các phần mềm ứng dụng. Tất cả các giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian và tăng khả năng tương tác trong môi trường học đường. Sau 50 trường đầu tiên, TP.HCM hướng đến nhân rộng mô hình này đến tất cả các trường học, đảm bảo lộ trình chuyển đổi số toàn bộ trường học đến năm 2030.
Phượng Vỹ
Bình luận (0)