Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tập ra đề theo chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

I. Đc hiu (4 đim)

Đọc đoạn văn sau: “Thôi học trò đã về Huế, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng. Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bọn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi”. (Hoa học trò – Xuân Diệu)

Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Theo anh/chị đoạn văn trên là lời của ai và nói về điều gì? Câu 2. “Hè đang thịnh” nghĩa là gì? Xác định không gian và thời điểm mà đoạn văn nói tới. Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ mà anh/chị nhận biết được trong đoạn văn trên. Câu 4. Anh/chị hiểu ý của câu văn: “Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi” là gì? Diễn đạt lại câu này bằng một câu văn khác mà vẫn giữ được ý.

II. Làm văn (6 đim)

Câu 1 (2,5 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ lý giải vì sao hoa phượng được gọi là “hoa học trò”. Theo anh/chị nên chặt hết các cây phượng già ở sân trường để đề phòng gãy đổ gây tai nạn hay tìm cách giữ chúng? Thử đề xuất cách khắc phục tình trạng ấy.

Câu 2 (3,5 điểm): Chọn một trong hai đề để viết bài văn: a) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Cây không hề biết đi/ Chưa bao giờ cây nói/ Cây chỉ biết thầm thì/ Khi trăng lên gió thổi/ Lá cây làm lá phổi/ Cũng hít vào thở ra/ Cành cây thường vẫy gọi/ Như bàn tay chúng ta/ Khi vui cây nở hoa/ Khi buồn cây héo lá/ Ai bẻ cành, vặt hoa/ Nhựa tuôn như máu ứa”. (Xuân Tửu, từ tập Hương cốm, NXB Kim Đồng, 1975)

b) Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”. (Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, T2)n

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)