Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tập thể dục sai cách có thể bị đột tử

Tạp Chí Giáo Dục

Trong nhng năm qua, các tai biến xy ra trong lúc vn đng đã đưc cnh báo vi nhiu trưng hp, đc bit là nhng trưng hp đt t mà trưc đó hoàn toàn khe mnh, không có biu hin đáng ng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trưc khi luyn tp, hoc chơi th thao, mi ngưi cn làm các nghim pháp đ xác đnh gii hn ca bn thân và có chế đ luyn tp đúng.

BS đo ch s tim mch – hô hp đ tư vn cho ngưi dân trưc khi tp th dc, th thao

Đầu năm 2019, nhiều người bàng hoàng khi chàng trai Võ Văn Thơm (23 tuổi, quê Bình Thuận) bỗng nhiên ngã xuống trên đường đua Marathon. Dù được cấp cứu hồi sức tại hiện trường và chuyển về BV điều trị nhưng Thơm đã không qua khỏi. Nguyên nhân tử vong của Thơm được xác định là đột tử. Trước đó, Thơm được biết đến là một bạn trẻ khỏe mạnh, năng nổ, từng tập luyện nhiều môn thể thao, cũng là người đã tham gia nhiều giải đua Marathon.

Trước đó, năm 2012 cầu thủ bóng rổ Diệp Phước Lộc (28 tuổi) của đội Sóc Trăng cũng bị đột quỵ khi đang thi đấu ở trận gặp Hậu Giang tại giải bóng rổ ĐBSCL. Khi bắt đầu ở hiệp thứ 3, anh đổ gục xuống sàn đấu từ ghế dự bị, bất tỉnh và tử vong. Các BS cho biết, Lộc bị nhồi máu cơ tim…

Đó là những tai biến thường gặp khi vận động mà PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan (BV ĐH Y Dược TP.HCM) chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí với chủ đề “Hiểu rõ các giới hạn của bản thân trước khi tập luyện”.

Theo BS Lan, những tai biến khi vận động mà con người có thể gặp phải như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp bất thường hoặc giảm huyết áp bất thường, đóng dây thanh, phát cơn suyễn, co thắt đường dẫn khí. Những tai biến trên nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì tính mạng của người bệnh sẽ nguy kịch. Tuy nhiên, phát hiện các bệnh lý trên không hề đơn giản, bởi hầu hết người bệnh thường chủ quan do khi ngồi tĩnh tại đều cảm thấy rất khỏe mạnh, đặc biệt là vận động viên; còn các biện pháp đo điện tâm đồ gắng sức cho đến nay vẫn còn khá đơn giản, chỉ theo dõi được nhịp tim của người bệnh, chưa hỗ trợ tối đa cho phát hiện bệnh.

Đối với phương pháp đo gắng sức tim mạch – hô hấp, bên cạnh đo điện tim gắng sức, bệnh nhân phải được đo cả hô hấp, chuyển hóa ôxy hấp thu và CO2 thải ra. “Đây là phương pháp phối hợp cao vừa hô hấp, vừa tuần hoàn vừa chuyển hóa, vừa cơ, đánh giá 4 hệ thống quan trọng nhất trong lúc vận động. Bệnh nhân được đặt trong trường hợp gắng sức như đạp xe đạp hoặc chạy trên thảm lăn, lúc này những cơ quan: phổi, tim, cơ, mạch máu mới bắt đầu đưa vào hoạt động. Cơ thể sẽ bộc lộ ra những yếu điểm mà khi đo tĩnh tại không phát hiện được. Nhờ vậy sẽ phát hiện và cảnh báo được những nguy cơ cao và khuyến cáo mọi người chỉ nên tập luyện trong giới hạn sức khỏe cho phép; không vượt quá giới hạn”.

Cũng theo BS Lan, người dân không thể nhào vô tập luyện với cường độ cao mà không biết mình đang có nguy cơ gì về mặt hô hấp, tim mạch hay cơ xương khớp. Trước khi bắt đầu tập luyện hoặc muốn chơi một môn thể thao nào đó thì nên đi khám sức khỏe để được BS thực hiện các điện tim lúc nghỉ ngơi, siêu âm tim lúc nghỉ ngơi, hô hấp khí lúc nghỉ ngơi. Sau khi các chỉ số đạt chuẩn các BS sẽ thực hiện liệu pháp gắng sức để biết được giới hạn sức khỏe của người được đo. Khi phát hiện sớm những dấu hiệu nguy cơ sẽ có biện pháp ngăn ngừa, phòng bị kịp thời bằng cách thiết lập mức độ tập luyện thích hợp cho từng người.

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)