Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tập trung phát triển thương mại dịch vụ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là mt trong nhng nhim v trng tâm mà Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ch đo các s, ngành, qun/huyn tp trung thc hin trong tháng 9 này.


Lãnh đo TP.HCM ch đo các s, ngành, đa phương tp trung thc hin bình n giá. Ảnh: H.Triều

Vn đu tư trc tiếp cao nht trong 5 năm qua

Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội (KT-XH) TP.HCM tháng 8-2022, ông Nguyễn Khắc Hoàng – Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM – cho biết, 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,8% (trong đó 4 ngành kinh tế trọng điểm tăng 19,3%). Tuy nhiên so với năm 2019 (trước dịch) chỉ tăng 1,2% là thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt lạm phát ở các nước đã ảnh hưởng đến sản xuất. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 8 tháng đầu năm tăng 23,2% – tuy tăng nhiều nhưng so với năm 2019 chỉ cao hơn 4,7%.

Điểm sáng của TP khi vốn đầu tư trực tiếp trong 8 tháng đầu năm là 2,71 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Số doanh nghiệp trong nước thành lập mới 8 tháng đầu năm tăng trên 33,4%. Tuy nhiên quy mô vốn/doanh nghiệp giảm nhiều – chỉ đạt 11,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong khi năm 2021 là 16,7 tỷ đồng/doanh nghiệp. Đáng chú ý, tổng số doanh nghiệp tạm ngưng, giải thể lên đến trên 50% so với tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Điều này cho thấy doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước.

Kim ngạch xuất nhập của TP trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng tốt, tuy nhiên 62% trong số đó tạo ra từ khu vực có vốn FDI cho nên kinh tế phụ trợ và liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước với FDI còn yếu, lỏng lẻo.

Thu ngân sách đạt hơn 80% góp phần đảm bảo nguồn thu đạt dự toán, tạo nguồn cho năm sau nhưng nguồn thu chủ yếu từ nhà đất và dầu thô. Các khoản thu liên quan đến thuế, sản phẩm để tính vào tăng trưởng của TP chỉ ở mức vài % cho thấy yếu tố chưa bền vững trong sản xuất của các đơn vị.

Ông Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế TP.HCM – cho biết, hiện tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu tiếp tục suy giảm và nhiều nước đã rơi vào suy thoái cho thấy kinh tế thế giới năm nay tiếp tục có những khó khăn, thách thức. Tình hình lạm phát thế giới chưa bình yên, giá dầu những ngày gần đây tăng trở lại có thể ảnh hưởng đến điều chỉnh giá xăng dầu nước ta trong thời gian tới. Cùng với đó là tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến kiểm soát giá cả, ổn định lạm phát tại Việt Nam, cũng như ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Với những gì TP.HCM đạt được trong 8 tháng đầu năm 2022 là rất tốt nhưng để đạt được mục tiêu KT-XH theo đúng tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP đề ra đòi hỏi TP phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt, để tạo đà tăng trưởng trong giai đoạn tới thì đầu tư công đóng vai trò quyết định. Trong đó chú ý đến các dự án đầu tư an sinh xã hội, y tế, giáo dục; quyết liệt những dự án chống ngập…”, ông Ngân nhấn mạnh.

Kh năng TP.HCM vưt ch tiêu tăng trưng

Đánh giá về tình hình KT-XH, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho rằng, kết quả phục hồi tiếp tục đà tốt, ghi nhận ở tất cả các hoạt động từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giao lưu quốc tế. Thu ngân sách đạt trên 80%, theo nhận định của các cơ quan chức năng, năm nay TP sẽ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Với chỉ tiêu tăng trưởng 6-6,5% cho thấy TP có khả năng sẽ vượt chỉ tiêu đề ra hồi đầu năm. Điểm tích cực là TP vẫn kiểm soát được dịch bệnh, đây là điều kiện quan trọng để phục hồi, phát triển KT-XH.

Tuy nhiên, theo ông Mãi, những kết quả KT-XH trong tháng 8 nếu so với cùng kỳ thì tăng trưởng rất nhanh nhưng thực tế do thời điểm này năm 2021 là thời điểm khó khăn nhất năm, vì vậy cần so sánh thêm với thời điểm trước dịch năm 2019 để thấy được kết quả thực tế. Mặt khác, từ nay đến cuối năm KT-XH TP còn gặp nhiều yếu tố rủi ro như dịch bệnh, biến động về khủng hoảng của thế giới, chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn… Sản xuất công nghiệp phục hồi chưa nhanh, thậm chí có xu hướng đình trệ cũng bị ảnh hưởng bởi các tác động của thị trường thế giới.

Những tồn tại trong tháng 8 và các tháng trước đó trong năm 2022 cho thấy đà sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, thậm chí nếu không có giải pháp tháo gỡ sẽ đi ngang. Giải ngân đầu tư công tháng 8 dù có chuyển biến nhưng vẫn còn thấp. Hỗ trợ doanh nghiệp từ các gói phục hồi, gói kích cầu thực hiện chưa đạt yêu cầu.

Từ thực tiễn này, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo  trong tháng 9 này, các sở ngành, quận/huyện/TP.Thủ Đức tiếp tục quan tâm đến công tác phòng chống dịch, tập trung tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định 08 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính trong công tác giải ngân đầu tư công. Đặc biệt, tập trung phát triển thương mại dịch vụ, trọng tâm là bình ổn giá, tiếp tục thực hiện kích cầu và phát triển du lịch…

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)