Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Tàu cánh ngầm có thể lặn đầu tiên trên thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Công ty khởi nghiệp iSpace2o bắt đầu sản xuất phần vỏ của mẫu tàu cánh ngầm tốc độ cao có thể lặn sâu dưới nước mang tên Deepseaker DS1.
Deepseaker DS1 có thể nhô lên cao để lướt phía trên mặt nước ở tốc độ 43 km/h hoặc lặn sâu 50 m dưới biển. Theo iSpace2o, đây là tàu cánh ngầm lai tàu ngầm đầu tiên trên thế giới. Phương tiện vận hành hoàn toàn bằng điện với hệ thống đẩy Deepspeed cực êm, được thiết kế và chế tạo bởi Sealence.
Mẫu tàu Deepseaker DS1 có thể hoạt động ở cả bên trên và dưới mặt nước.
Mẫu tàu Deepseaker DS1 có thể hoạt động ở cả bên trên và dưới mặt nước.
Các tàu điện thường có xu hướng bị hạn chế về tầm hoạt động, nhưng thiết kế cánh ngầm giúp nâng thân tàu lên khỏi mặt nước, giảm phần lớn lực cản và nâng cao tầm hoạt động. iSpace2o chưa tiết lộ công suất bộ pin hay ước tính về tầm hoạt động của Deepseaker DS1. Công ty chia sẻ họ đang cân nhắc một phiên bản trang bị hệ truyền động chạy bằng hydro có tầm hoạt động dài hơn.
iSpace2o cũng hợp tác với công ty Like-A-Fish để cung cấp lượng oxy gần như vô hạn cho cabin 4 chỗ của tàu. Công nghệ này sử dụng máy ly tâm điện tử để đặt nước biển dưới áp suất thấp, tạo ra oxy hòa tan cho hệ thống thở trên tàu. Thiết bị tiêu thụ khoảng 150 W điện mỗi đầu người.
Công ty cũng ứng dụng định vị bằng trí tuệ nhân tạo, túi khí nhằm đưa tàu lên mặt nước trong trường hợp khẩn cấp, màn hiển thị lấy cảm hứng từ công nghệ thực tế ảo tăng cường, máy quay GoPro, đầu thu sóng trong nước và kết cấu vỏ kéo để bảo vệ cabin ngay cả khi tai nạn va chạm phá hủy ngoại thất.
iSpace2o cho biết đối tác của họ là Giancarlo Zema sẽ giúp hoàn thiện thiết kế cho mẫu tàu Deepseaker DS1. Họ sẽ cung cấp 10 chiếc tàu cho một công ty tàu tuần du lớn.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)