Vinaconex đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân: – Hai Huân chương Độc Lập
– Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba
– Năm 2008, Vinaconex đã được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
– Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ liên tục trong 10 năm liền.
– Các Bằng khen của các bộ ngành, địa phương…
|
Vinaconex đã “trình làng” những sản phẩm bêtông dự ứng lực. Đây là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình xây dựng, là giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề nan giải đối với các kết cấu dầm yếu, cầu nhịp lớn, không gian rộng. Nhờ tính năng vượt trội như vậy nên bêtông dự ứng lực của Vinaconex đã được tặng Giải thưởng KHCN Nhà nước, đây cũng là giải thưởng về KHCN duy nhất đến nay trong lĩnh vực xây dựng. Những công trình tiêu biểu được tạo ra bởi công nghệ tiên tiến này phải kể đến là: khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, các cao ốc văn phòng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung tâm thể thao Mỹ Đình, sân vận động Việt Trì, khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, tuyến băng tải đá vôi dài 6,8 km và băng tải ra biển dài 4 km của nhà máy xi măng Cẩm Phả… Việc thi công ống khói và silô của các nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy trong khu CN có độ cao từ vài chục đến trên 100 m bằng công nghệ cốppha trượt cũng đã mở ra hướng đi mới và tạo tiền đề cho nghiên cứu, ứng dụng thành công phương pháp vừa nâng vừa trượt có tải trọng đến 300 tấn để trượt các silô xi măng. Đây là công nghệ thi công tiên tiến được áp dụng trong hầu hết các dự án xi măng của cả nước, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án xi măng quốc gia, làm lợi hàng trăm tỷ đồng.
Trong lĩnh vực GTVT, nhờ áp dụng tiến bộ KHKT, nên đến nay Vinaconex được biết đến như là nhà thầu có năng lực cạnh tranh cao. Các công trình tiêu biểu phải kể đến là: cầu Quý Cao, cầu đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc… Đặc biệt trụ và nhịp chính cầu Bãi Cháy được thi công với công nghệ hiện đại, trong đó 2 trụ cầu cao 135 m, nhịp chính dài 435 m, tĩnh không 50 m lần đầu tiên được thi công tại Việt Nam bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng và trở thành cây cầu dây văng một mặt phẳng dài nhất thế giới.
Ngày đầu thành lập (1988), Vinaconex chỉ với hai bàn tay trắng, không tài sản, không vốn liếng. Đến 31/12/2007, Vinaconex đã có số vốn chủ sở hữu lên đến 2.026 tỷ đồng, trong đó phần tích lũy tạo tăng vốn nhà nước là trên 1.300 tỷ đồng (chưa kể 813 tỷ đồng giá trị thặng dư do phát hành CP). Tổng tài sản của Vinaconex cũng đạt con số kỷ lục là hơn 22.000 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 1.751 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 1.816 tỷ đồng.
Năm 2008 mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, thắt chặt tín dụng… nhưng Vinaconex vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD đã đề ra:
– Tổng sản lượng đạt 14.000 tỷ đồng (tăng 2.600 tỷ so với năm 2007).
– Doanh thu đạt 9.400 tỷ đồng (tăng 2.400 tỷ so với năm 2007).
– Lợi nhuận đạt 525 tỷ đồng (tăng 49 tỷ so với năm 2007).
|
Bình luận (0)