Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tế bào gốc trong xương người có thể tự làm mới

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra tế bào gốc trong xương người có khả năng tự làm mới, mở ra triển vọng trong việc tái tạo xương, mô sụn.
Theo NIH, tế bào gốc có khả năng phát triển thành một vài hoặc nhiều loại tế bào trong cơ thể. Chúng có thể phân chia suốt cuộc đời để thay thế những tế bào bị bệnh hoặc tổn thương. Khi một tế bào gốc phân chia, mỗi tế bào con của nó có thể vẫn là một tế bào gốc, hoặc phát triển thành loại tế bào có chức năng chuyên biệt, như tế bào xương hoặc mô sụn.
Loại tế bào gốc được nghiên cứu nhiều nhất trong xương có tên là tế bào gốc tạo máu, hay còn gọi là HSC. Tế bào HSC tạo ra các loại tế bào máu. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm loại tế bào gốc tạo ra xương và mô sụn. Những nghiên cứu gần đây trên cơ thể chuột đã phát hiện ra những tế bào gốc ở trong xương có thể tạo ra xương, sụn và mô phụ, nhưng không phải mỡ, cơ, hay các tế bào khác.
Các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào gốc trong xương người.
Các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào gốc trong xương người. 
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem tế bào gốc trong xương có tồn tại ở người hay không. Họ thực hiện rất nhiều thí nghiệm để so sánh tế bào xương của người với của chuột.
Đầu tiên, các nhà khoa học phân tích tế bào mô người được lấy từ vùng sụn tăng trưởng, nơi sản sinh tế bào để xương phát triển. Bằng cách phân tích chuỗi RNA, họ tìm ra những tế bào gốc tiềm năng có biểu hiện gene giống với tế bào gốc trong xương của chuột.
Nhóm nghiên cứu đã tìm và xác định một số vùng trong xương người có những tế bào đặc biệt, có đặc điểm giống tế bào gốc ở xương chuột. Những tế bào này có thể chia thành hai loại: đơn tiềm năng (chỉ có thể tạo ra một loại tế bào xương) và đa tiềm năng (có thể tạo ra nhiều loại tế bào xương, bao gồm xương, mô sụn và mô đệm.)
Tế bào gốc trong xương người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Tế bào gốc trong xương người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Bằng cách đánh dấu và theo dõi các tế bào này, các nhà khoa học đã phát hiện ra một quần thể tế bào gốc xương có chức năng tạo ra xương, mô sụn và mô đệm. Họ cũng tạo ra một bản đồ chi tiết về cách thức tế bào gốc phát triển thành các tế bào xương. Tế bào gốc xương người có thể thu hoạch từ cả phôi và xương trưởng thành, cũng như được tạo ra trong phòng thí nghiệm từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào có thể tạo ra bất kì loại tế bào nào.) Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tế bào gốc xương người có thể được tạo ra từ tế bào chuyên biệt ở mỡ.
Mỗi ngày trẻ em và người lớn đều cần đến xương bình thường, mô sụn và mô đệm. Đó sẽ là một bước tiến nếu có thể sử dụng tế bào mỡ từ việc hút mỡ của chính bệnh nhân bị viêm khớp để tạo ra tế bào gốc, sau đó tiêm vào khớp xương của họ để tạo thành lớp mô sụn mới, hoặc nếu có thể mô phỏng xương mới hình thành để chữa những vết rạn xương ở người cao tuổi.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)