Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tên ngành học không “bảo trợ” cơ hội có việc làm

Tạp Chí Giáo Dục

Các ngành hc như quan h công chúng, báo chí truyn thông, kinh tế, công ngh thông tin… vn luôn là nhng ngành hc đưc nhiu hc sinh la chn khi đăng ký nguyn vng xét tuyn đi hc năm 2023. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rng vic la chn ngành hc nào không đơn thun ch nhìn vào tên ngành hc, xu hưng ngành ngh hin có mà quan trng nht vn là s phù hp.


Theo các chuyên gia, khi chn ngành hc, các em hc sinh phi cân nhc sao cho phù hp vi bn thân

Muôn no chn ngành hc

Bùi Ngọc Long (học sinh lớp 12 Trường THPT Hiệp Bình, TP.Thủ Đức) vừa hoàn tất việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm nay với 5 nguyện vọng. Trong đó, ngành học mà Ngọc Long quan tâm đặt nguyện vọng ở nhiều trường đại học khác nhau là công nghệ thông tin. “Bạn bè em có nhiều bạn cũng đăng ký ngành học này. Em theo dõi thông tin thì thấy đây là ngành học đang cần nguồn nhân lực rất lớn, cơ hội việc làm rộng mở, đặc biệt là ra trường thì thu nhập cũng cao. Ba mẹ em cũng động viên em theo học ngành này”, Ngọc Long cho hay.

Trong khi đó, sau rất nhiều tính toán, Nguyễn Trung Quân (học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM) quyết định chọn học ngành kinh tế theo mong muốn của gia đình, vì gia đình làm về lĩnh vực kinh doanh, dù trước đó em có nguyện vọng học ngành y. Trung Quân chia sẻ, nguyện vọng ưu tiên nhất của em vẫn là ngành học và trường học mà ba mẹ mong muốn. Sau đó mới là đến nguyện vọng của em. “Gia đình cho rằng học kinh tế em sẽ có những lợi thế hơn, vì sau này ra trường không phải xin việc làm mà về làm việc cho gia đình. Còn em thì lại không thích lĩnh vực kinh doanh, em mong muốn trở thành một bác sĩ. Tuy nhiên, em thấy ba mẹ khuyên cũng đúng nên sau khi suy nghĩ, tham khảo nhiều lời khuyên của thầy cô, em quyết định đăng ký nguyện vọng theo ý ba mẹ”, Trung Quân bày tỏ.

Không có ngành hc “hot”, ch có s phù hp

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các ngành học như quan hệ công chúng, báo chí truyền thông, kinh tế, công nghệ thông tin… vẫn là những ngành học hiện được nhiều học sinh lựa chọn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2023. Đây cũng là các ngành học “được lòng” học sinh trong mùa xét tuyển đại học năm 2022. “Trong suốt năm học, khi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh chọn ngành học, nhà trường luôn chia sẻ rằng điều quan trọng nhất khi chọn ngành học không phải là các em dựa vào tên ngành để chọn, không phải chọn ngành theo xu hướng xã hội, theo trào lưu hay theo quan niệm ngành “hot”, trường “hot”. Mà điều quan trọng trên hết vẫn là sự phù hợp, chính bản thân học sinh phải biết mình có thế mạnh nào, mình mong muốn làm công việc gì, muốn trở thành ai trong tương lai để chọn ngành học thích hợp nhất”, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM) chia sẻ.

Phó Hiệu trưởng này đánh giá, việc chọn ngành học không phù hợp với năng lực cũng như sở thích có thể khiến học sinh khó theo học ở trường đại học hoặc cũng có thể không theo đúng ngành sau khi tốt nghiệp.

Cô Lê Thị Ngọc Anh (Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình, TP.Thủ Đức) nhìn nhận, hiện nay với việc đa dạng các phương thức xét tuyển của các trường đại học, cánh cổng vào trường đại học không còn quá khó khăn với học sinh lớp 12. Tùy theo năng lực, các em có thể chọn 2-3, thậm chí là 4-5 phương thức xét tuyển để làm gia tăng các cơ hội trúng tuyển. “Chính vì thế, mỗi học sinh cần tận dụng được lợi thế này, nghiên cứu chọn lựa được ngành học mà mình yêu thích nhất, mong muốn theo đuổi nhất; trường đại học mà mình đủ khả năng vào học nhất”, cô Ngọc Anh nói.

Mặc dù vậy, hiệu trưởng này cho rằng, khi nhiều cơ hội mở ra đồng nghĩa với việc người học phải có sự cẩn trọng, tính toán hơn trong lựa chọn, không thể “nhắm mắt chọn bừa” mà phải đặt lên bàn cân đong – đếm để tìm ra ngành học thích hợp nhất. “Quan niệm của đại đa số phụ huynh học sinh vẫn là theo học các ngành xã hội ra trường sẽ khó có cơ hội việc làm, thu nhập không cao. Quan niệm này hiện nay đã không còn phù hợp với xã hội. Bất cứ ngành học nào cũng đều có nguy cơ thất nghiệp nếu bản thân người học không có sự chỉn chu ngay từ đầu khi lựa chọn học tập. Tên ngành học không “bảo trợ” cho việc học ngành đó ra trường có việc làm hay không”, cô Ngọc Anh nhấn mạnh.

Tiến sĩ tâm lý Võ Thin Toàn chia s, tng có nhng trưng hp hc sinh vì không biết đưc thế mnh ca mình, không xác đnh rõ đưc đam mê và mc tiêu theo đui ca bn thân mà loay hoay chn ngành hc sut my năm tri vì “hc xong li b, bt đu li t đu”. Trong khi đó, vi bn bè cùng trang la, ngay t đu bn thân xác đnh đưc mc tiêu thì đã n đnh.


Hc sinh TP.HCM d thi tt nghip THPT năm 2023

Tiến sĩ tâm lý Võ Thiện Toàn chia sẻ, từng có những trường hợp học sinh vì không biết được thế mạnh của mình, không xác định rõ được đam mê và mục tiêu theo đuổi của bản thân mà loay hoay chọn ngành học suốt mấy năm trời vì “học xong lại bỏ, bắt đầu lại từ đầu”. Trong khi đó, với bạn bè cùng trang lứa, ngay từ đầu bản thân xác định được mục tiêu thì đã ổn định. “Khi chọn ngành học, chính bản thân các em phải tìm thấy sự giao thoa giữa sở thích, năng lực bản thân, nhu cầu xã hội, điều kiện gia đình để chọn, chứ không nên chọn ngành học theo bạn bè, xu hướng, hay theo sự hào nhoáng của một số ngành nghề trên Facebook, qua các nền tảng mạng xã hội. Thực tế sẽ không có ngành học nào chỉ trải hoa hồng, ngành học nào cũng sẽ có nguy cơ thất nghiệp khi ra trường nếu khi em lựa chọn không có sự đam mê, nghiêm túc”, ông Thiện Toàn cho biết.

Chuyên gia này khuyên rằng, thời điểm đăng ký nguyện vọng học sinh cần một lần nữa thực sự nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận lại năng lực và mong muốn bản thân để lựa chọn cho chính xác.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)