Y tế - Văn hóaThư giãn

Tết cổ truyền trong lòng người Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày đu ca tháng 12, khi cái lnh đt ngt ùa v khiến nhiu ngưi thành ph thích thú. “Sáng chm lnh gia lòng Sài Gòn”, các em nh đưc ba m khoác thêm mt cái áo hay choàng thêm mt chiếc khăn m áp tình thân…

Nu bánh chưng chun b đón Tết

Hiếm có dịp nào trong năm để cảm nhận được mùa đông như lời hát “Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh”, để các bạn trẻ “bùng nổ” với những bộ trang phục kín mít theo xu hướng thời trang thu đông mà ngỡ như đang ở Đà Lạt. Cái lạnh len lỏi qua từng con phố có vẻ thưa thớt, tĩnh lặng hơn, báo hiệu sự chuyển mùa của đất trời. Sài Gòn là thế, tất bật vào những ngày cuối năm với không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết, nhưng lại vắng vẻ trong nhịp thở bình yên lạ thường khi bà con nô nức về quê ăn Tết. Ai đó từng nói rằng người Sài Gòn không có nơi để về ăn Tết. Có lẽ vì đất Sài thành mở rộng vòng tay đón người tứ xứ đến đây học tập, mưu sinh, lập nghiệp. Ấy vậy mà mỗi dịp Tết đến, ai nấy cứ lũ lượt rời xa nơi này. Nhưng cũng có nhiều người ở lại do kinh tế còn chật vật, khó khăn, hoặc vì muốn dành dụm ít tiền để gửi về quê tặng người thân. Mỗi người sẽ đón mừng năm mới theo những cách rất riêng nhưng tất cả đều cầu chúc cho một năm mới với nhiều may mắn, bình an, như ý.

Vào những ngày giáp Tết, cả nhà cùng nhau ngồi gói bánh chưng, quây quần cạnh bếp hồng, tiếp củi cho nồi nước sôi sùng sục, chờ vớt bánh luộc chín, râm ran những câu chuyện hàn huyên bên ánh lửa bập bùng đã trở thành một tập quán đậm đà hương vị quê hương, một nét văn hóa của các gia đình người Việt. Bánh chưng vẫn là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bận rộn, người ta thường chọn cho mình những cặp bánh chưng, bánh tét được bày bán sẵn khắp nơi vào dịp Tết. Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như ngày trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống… đều có sẵn, thậm chí không cần ra chợ, chỉ vài cú click chuột hay đôi cuộc điện thoại đặt hàng, mọi hàng hóa đều đến tay. Cùng với những chuyển biến của xã hội, Tết xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Có lẽ chúng ta quen dần với việc vắng tiếng pháo nổ vào đêm giao thừa. Còn đó nhiều ý kiến tán đồng hay phản đối nhưng với lứa 9x trở về sau không biết đến tiếng pháo nổ đì đùng, mùi xác pháo khen khét… Đó là những thứ không thể thiếu để tạo không khí Tết “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Đêm giao thừa năm 2020, chương trình “Gặp nhau cuối năm – Táo quân” sẽ vắng bóng, và được thay thế bằng một chương trình nghệ thuật khác. Khán giả truyền hình tỏ ra tiếc nuối, nhưng các nghệ sĩ cho biết “Táo quân” dừng lại nhưng không phải để kết thúc mà để mở ra một chương trình với format khác biệt, hứa hẹn hấp dẫn hơn, tươi mới hơn. Đón Tết để đón những điều mới, nhưng lòng vẫn hoài niệm ký ức xưa có lẽ là điều tạo nên giá trị ngày Tết. Những ca từ “Tết này anh không thèm kẹo mứt/ Vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng”, “Tết này anh không thèm đốt pháo/ Vì tiếng cười em rộn rã lòng anh rồi”, “Tết này anh cũng chẳng chơi hoa/ Vì môi em cười như chứa cả vườn xuân”… không chỉ là lời tán tỉnh của một chàng trai, mà qua đó thấy được giá trị ngày Tết không nằm ở bên ngoài nhưng nằm ở bên trong. Dù xưa hay nay thì ngày Tết vẫn cần giữ lại những nét văn hóa, phong tục truyền thống như việc đi tảo mộ từ ngày 23 tháng chạp, quét dọn nhà cửa, chưng hoa, đèn, dọn mâm cúng đêm giao thừa mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu; việc chúc thọ ông bà, cha mẹ “sống lâu trăm tuổi” và lì xì mừng tuổi con cháu vào ngày mồng một Tết; khai ấn, khai bút, khai trương đầu năm để cầu mong việc học hành tấn tới, việc làm ăn phát đạt…

Chỉ ai xa quê mới có cảm giác nhớ nhà da diết. Tết trong tôi không còn trọn vẹn khi thiếu vắng người thân yêu nhất. Nhìn lên di ảnh như nhìn vào thước phim quay ngược để bắt gặp những khoảnh khắc đẹp nhất hiện diện đủ những con người ta yêu thương. Trong ta còn có một chân trời dài rộng nhưng chưa thể khám phá, chưa thể cùng những người ta yêu thương trải nghiệm giới hạn của hạnh phúc, để hiểu hơn và yêu hơn những con người ta trân quý. Chúng ta có thể cảm thấy còn có lỗi với bản thân, với gia đình khi mình chưa đạt được những kỳ vọng đã đặt ra, nhưng đừng để những điều đó kẹt lại mãi trong lòng. Hãy trải nghiệm Tết như là ta sẽ không còn thời gian nữa để thương yêu, như là lần cuối ta còn được gặp người thân yêu nhất, để đánh dấu 365 ngày trong năm ta đã sống ý nghĩa như thế nào. Sống giản đơn với những điều ý nghĩa để sau này mỗi dịp Tết nhìn lại nó sẽ là một cuốn phim không bố cục nhưng có nội dung: “Xuân xanh đời người được đếm bằng những lần đón Tết!”.

Thanh Phúc

 

Bình luận (0)