Mỗi khi Tết đến xuân về, mỗi người con trong đại gia đình Nguyễn Lân đều mang tâm trạng bồi hồi tưởng nhớ đến những đấng sinh thành. Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam diễn ra như thế nào, có điều gì đặc biệt?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua lời kể của GS.TS. Nguyễn Lân Dũng…
Tết giản đơn
Đối với riêng bản thân tôi, thực ra thì trước Tết là thời gian rất bận vì phải đáp ứng yêu cầu của một số báo và các chương trình truyền hình. Ngày Tết cổ truyền dành cho gia đình và bè bạn nên chỉ tiếp khách, đi thăm hỏi bạn bè thân thiết và anh chị em trong gia đình. Ngoài ra tôi còn dành thời gian trả lời thư chúc Tết của bạn bè trong và ngoài nước qua e-mail.
Đối với riêng bản thân tôi, thực ra thì trước Tết là thời gian rất bận vì phải đáp ứng yêu cầu của một số báo và các chương trình truyền hình. Ngày Tết cổ truyền dành cho gia đình và bè bạn nên chỉ tiếp khách, đi thăm hỏi bạn bè thân thiết và anh chị em trong gia đình. Ngoài ra tôi còn dành thời gian trả lời thư chúc Tết của bạn bè trong và ngoài nước qua e-mail.
GS. Nguyễn Lân bên cạnh gia đình GS.TS. Nguyễn Lân Dũng.
Chuẩn bị Tết ở gia đình tôi cũng đơn giản lắm vì năm nào cơ sở trồng đào Nhật Tân (nơi tôi thường giúp đỡ kỹ thuật ghép mắt bích đào với các gốc cổ thụ lấy từ đào rừng hay đào trồng ăn quả ở miền núi) cũng cho mượn một chậu đào xinh xắn, sau Tết mới trả lại họ. Quất cũng thường có nông dân tôi đã từng giúp đỡ đem biếu. Nhà cửa cũng được quét dọn cho sạch sẽ và thường mua thêm một ít hoa violet. Tôi cũng cần chuẩn bị một ít phong bao để lì xì người thân và các cháu nhỏ
Đã thành quy ước, chúng tôi về thăm mộ bố mẹ vào 23 Tết, sau đó về quê ở Bắc Ninh làm giỗ ông nội tôi cùng gia đình người anh của bố tôi. Ngoài ra, bản thân tôi cũng đi Mai Dịch và về quê ở Hoài Đức để thắp hương mộ bố mẹ vợ (ông bà Nguyễn Văn Huyên).
Nhất quyết phải về phục vụ đất nước
Sáng mồng 1 Tết chúng tôi có "truyền thống" ăn Tết bên nhà vợ với đông đủ con cháu. Chúng tôi từng người báo cáo thành tích trước bàn thờ, sau đó lì xì cho con cháu và cùng nhau ăn một bữa cơm chung đầm ấm, vui vẻ.
Đã thành quy ước, chúng tôi về thăm mộ bố mẹ vào 23 Tết, sau đó về quê ở Bắc Ninh làm giỗ ông nội tôi cùng gia đình người anh của bố tôi. Ngoài ra, bản thân tôi cũng đi Mai Dịch và về quê ở Hoài Đức để thắp hương mộ bố mẹ vợ (ông bà Nguyễn Văn Huyên).
Nhất quyết phải về phục vụ đất nước
Sáng mồng 1 Tết chúng tôi có "truyền thống" ăn Tết bên nhà vợ với đông đủ con cháu. Chúng tôi từng người báo cáo thành tích trước bàn thờ, sau đó lì xì cho con cháu và cùng nhau ăn một bữa cơm chung đầm ấm, vui vẻ.
Bức ảnh kỉ niệm đại gia đình GS. Nguyễn Lân.
Bên nội (ông bà Nguyễn Lân), chúng tôi thường tổ chức liên hoan vào ngày mồng 2 Tết với tất cả con, cháu, chắt với hơn 40 người tại nơi ông bà ở trước đây, ở B15 Khu tập thể Kim Liên – nay làm nơi thờ tự, lưu trữ các hiện vật, sách vở, tranh ảnh… của ông bà. Gia đình của chúng tôi rất đông nên thường phải mượn thêm gian bên cạnh của một bác láng giềng tốt bụng mới có thể đủ. Như vậy là tiện nhất cho tất cả mọi người. Trước bàn thờ, tôi thường thay mặt cho anh chị em báo cáo vắn tắt tình hình năm qua và hứa trước bàn thờ sẽ sống tốt theo tấm gương của ông bà.
Anh em chúng tôi, ai cũng chỉ nhắc nhau cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình và dạy bảo con cái giữ vững truyền thống tốt đẹp của gia đình. Tết nhất thường kể chuyện vui cho nhau nghe còn công việc của nhau thì cả năm ai cũng biết hết cả rồi. Ngày họp mặt đông đủ thường dặn con cháu đang học tập nghiên cứu ở nước ngoài gọi điện về đúng giờ, để mở to cho mọi người cùng nghe và nhắc các cháu học hành tốt, và nhất thiết phải trở về phục vụ đất nước sau khi hoàn thành luận án.
Anh em chúng tôi, ai cũng chỉ nhắc nhau cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình và dạy bảo con cái giữ vững truyền thống tốt đẹp của gia đình. Tết nhất thường kể chuyện vui cho nhau nghe còn công việc của nhau thì cả năm ai cũng biết hết cả rồi. Ngày họp mặt đông đủ thường dặn con cháu đang học tập nghiên cứu ở nước ngoài gọi điện về đúng giờ, để mở to cho mọi người cùng nghe và nhắc các cháu học hành tốt, và nhất thiết phải trở về phục vụ đất nước sau khi hoàn thành luận án.
Những người con của GS. Nguyễn Lân luôn ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhớ lại những năm khi ông cụ còn sống, bố tôi trước đây rất phản đối việc đốt vàng mã vì cho là chuyện lãng phí và phản khoa học. Nhưng sau khi mẹ tôi và chị tôi mất thì tự nhiên cụ thay đổi, cho con cháu được đốt vàng mã cho người đã khuất. Khi cả nhà còn đông đủ bố mẹ, anh chị em thì ngày Tết vui lắm. Khi làm lễ cúng gia tiên bố tôi bao giờ cũng kể cho con cháu nghe về chuyện của ông bà, các bác bên nội, bên ngoại và bản thân bố mẹ tôi thuở xưa.
Con cháu đều thuộc hết vì năm nào cũng được nghe cụ kể (sau này cụ ghi lại trong tập Hồi ký đã được xuất bản). Bố mẹ tôi sống trong sạch, lương thiện và hết mình cống hiến theo năng lực của mình cho nên con cái có được tấm gương sáng để noi theo.
Nếu kể cả con dâu và các cháu thì đại gia đình Nguyễn Lân đã có tới trên 20 người có trình độ trên đại học. Nhiều người bảo là do di truyền, nhưng thực ra không phải, đó chỉ là sự phấn đấu để giữ một truyền thống tốt đẹp. Bên gia đình vợ tôi (gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên) cũng vậy, con cháu đều thành đạt và có những cống hiến đáng kể cho xã hội, giữ được tình đoàn kết gắn bó và nếp sống trong sáng, lành mạnh.
Con cháu đều thuộc hết vì năm nào cũng được nghe cụ kể (sau này cụ ghi lại trong tập Hồi ký đã được xuất bản). Bố mẹ tôi sống trong sạch, lương thiện và hết mình cống hiến theo năng lực của mình cho nên con cái có được tấm gương sáng để noi theo.
Nếu kể cả con dâu và các cháu thì đại gia đình Nguyễn Lân đã có tới trên 20 người có trình độ trên đại học. Nhiều người bảo là do di truyền, nhưng thực ra không phải, đó chỉ là sự phấn đấu để giữ một truyền thống tốt đẹp. Bên gia đình vợ tôi (gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên) cũng vậy, con cháu đều thành đạt và có những cống hiến đáng kể cho xã hội, giữ được tình đoàn kết gắn bó và nếp sống trong sáng, lành mạnh.
Phạm Thịnh (ghi)
Theo VTC News
Bình luận (0)