Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tết Tân Sửu 2021: Nhiều mặt hàng thực phẩm sẽ không tăng giá

Tạp Chí Giáo Dục

Theo S Công thương TP.HCM, tham gia cung ng các mt hàng lương thc, thc phm thiết yếu Tết Tân Su 2021 trên đa bàn TP.HCM ch yếu t 3 ngun chính là các doanh nghip tham gia chương trình bình n th trưng, chiếm t 30-40% th phn; các ch đu mi (mt hàng rau – c – qu, thy hi sn, tht gia súc) chiếm 60-70% th phn và các doanh nghip khác chiếm 10-20% th phn.


D kiến ngun hàng phc v Tết Tân Su 2021 s di dào, đáp ng nhu cu ca ngưi tiêu dùng

Theo đó, lượng hàng hóa các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn chuẩn bị tăng từ 4,4-17,3% so với kế hoạch TP giao và tăng 12-21,2% so với kết quả thực hiện Tết Canh Tý 2020. Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22-54,5% nhu cầu thị trường như: thịt gia cầm 7.488,2 tấn (chiếm 54,5%), trứng gia cầm 67,9 triệu quả (47%), thực phẩm chế biến 1.051,8 tấn (28,1%), thịt gia súc 5.594,4 tấn (21%), dầu ăn 1.671,8 tấn (27,5%), gạo 3.943,2 tấn (31,5%)…

Tại 3 chợ đầu mối, hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 15.000-16.000 tấn/ngày, so với lượng hàng hóa nhập chợ bình quân trên 9.000 tấn/ngày chủ yếu là các mặt hàng nông sản, rau củ quả, thịt gia súc, thủy hải sản.

Đối với các đơn vị khác như hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, số lượng hàng tăng từ 2-3 lần so với tháng thường. Còn chợ truyền thống, ban quản lý các chợ có phương án tăng cường tuyên truyền, công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, không kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Cung ứng hàng hóa cho dịp Tết Tân Sửu 2021, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết. Đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm…

Các doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng Tết, giá cả không tăng tương đương giá trị năm 2019 nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, sức mua và tiêu thụ của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp như: nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo.

CHĂM LO TT CHO NHÀ GIÁO
B
NH HƯNG BI DCH COVID-19

Công đoàn Giáo dục (CĐGD) TP.HCM đang thực hiện chăm lo Tết Tân Sửu 2021 cho cán bộ – nhà giáo – người lao động (CB-NG-NLĐ) trong ngành. Theo kế hoạch, công tác chăm lo được thực hiện đồng bộ ở 2 cấp Công đoàn cơ sở (CĐCS) và CĐGD TP, nhằm chia sẻ khó khăn, chăm lo cho công đoàn viên. Trong đó cần quan tâm đến NG-NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, các đối tượng được ưu tiên chăm lo là đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), NG-NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, được xác định theo các tiêu chí: ĐVCĐ, NG-NLĐ mắc bệnh nan y hiểm nghèo, bị tai nạn lao động mà gia đình có thu nhập thấp; ĐVCĐ-NG-NLĐ có vợ, chồng hoặc con mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại các cơ sở y tế hoặc điều trị ngoại trú; Nữ ĐVCĐ-NG-NLĐ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi bị giảm thu nhập; Nữ ĐVCĐ-NG-NLĐ có chồng, con đang làm nhiệm vụ ở hải đảo không được về quê đón Tết; ĐVCĐ-NG-NLĐ có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại đơn vị không thưởng Tết hoặc có gia đình ở quê trực tiếp bị ảnh hưởng do thiên tai không về quê đón Tết.

Tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị mà có mức chăm lo phù hợp, tuy nhiên mức thấp nhất là 500 ngàn đồng/ trường hợp.

Ngoài ra, ĐVCĐ-NG-NLĐ còn được trao tặng, hỗ trợ vé xe về quê (từ Phú Yên đến Hà Nội và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ). Kinh phí này do CĐGD TP phối hợp với CĐCS vận động người sử dụng lao động đóng góp 70%, công đoàn các cấp tham gia 30% từ nguồn kinh phí công đoàn và đóng góp của nhà hảo tâm.

Kế hoạch này cũng yêu cầu Ban Chấp hành CĐCS phối hợp với Thủ trưởng, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch chăm lo Tết, thông báo thời gian nghỉ Tết, thời gian trả lương, thưởng thi đua, tiền tiết kiệm tăng thu nhập (đơn vị công lập); trả lương, trả thưởng, mức thưởng Tết (đơn vị ngoài công lập). Đồng thời nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của NG-NLĐ, tham gia phối hợp giải quyết kịp thời những thắc mắc, khiếu nại của NG-NLĐ về chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng.

T.Anh

Nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa Tết, Sở Công thương vận động các hệ thống siêu thị kéo giãn thời gian phục vụ khách hàng. Cụ thể, trong tháng chạp âm lịch, từ ngày 20 đến ngày 27-12 sẽ mở cửa từ 7 giờ đến 23 giờ đêm; từ ngày 28 đến ngày 29-12 mở cửa từ 6 giờ sáng đến 24 giờ đêm; ngày 30 mở cửa từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Sau Tết sẽ mở cửa lại vào mùng 2. Từ mùng 2 đến mùng 5 Tết Nguyên đán, mở cửa từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Và hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra bình thường từ mùng 6 Tết Nguyên đán.

Sở Công thương cũng phối hợp các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện để triển khai giải pháp thực hiện. Trong đó, nắm chắc diễn biến thị trường, đảm bảo cung ứng cân đối cung – cầu hàng hóa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, giá cả, chấp hành quy định về điểm bán; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm đối với hàng lậu, sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời tăng cường thực hiện bán hàng lưu động từ nay đến Tết, thực hiện bình quân 130 chuyến hàng lưu động/tháng, riêng 2 tháng cao điểm trước Tết thực hiện 350 chuyến. Tập trung tăng cường thực hiện tại các quận ven, huyện ngoại thành, KCX-KCN, khu lưu trú công nhân, các công ty, xí nghiệp đông công nhân, ký túc xá, bệnh viện để phục vụ người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện về quê ăn Tết…

Bài, ảnh: N.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)