Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thách thức và cơ hội với CMCN 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Thế gii đang có nhng bưc đi khi đu đến cách mng công nghip ln th 4 (CMCN 4.0). Các thành tu mang tính đt phá trong lĩnh vc công ngh thông tin và truyn thông (CNTT&TT), trí thông minh nhân to, công ngh nano, công ngh sinh hc, khoa hc vt liu… s tác đng mnh m, toàn din đến cách thc sn xut, thương mi, vn hành nn kinh tế cũng như đi sng con ngưi. Trong bi cnh này, đâu là thách thc, cơ hi cho Vit Nam, đc bit đi vi ngành công nghip?

Nm bt cơ hi CMCN 4.0 mang li khi chính sách đưc trin khai c th, phù hp

Trình đ lao đng công nghip vn mc thp

Cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất thâm dụng nhiều vốn, lao động và khai thác lợi thế sẵn có về tài nguyên và điều kiện tự nhiên. Tham gia vào CMCN 4.0, ngành công nghiệp Việt Nam đứng trước không ít thách thức về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm 2014, cả nước có gần 5,4 triệu lao động trình độ cao, trong đó có 585 ngàn lãnh đạo trong các ngành, các cấp (10,9%); 3,165 triệu lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao (58,7%) và 1,638 triệu lao động chuyên môn kỹ thuật bậc trung (30,4%). Tuy nhiên ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình độ cao, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển lên đến 40-60%. Cũng trong năm 2014, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của ngành chế biến, chế tạo chỉ 17,9%, giảm so với năm 2013 là 18,3%. Đây có thể là một trong các nguyên nhân chính khiến sản phẩm công nghiệp chủ yếu là gia công.

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2010, trình độ lao động công nghiệp vẫn ở mức thấp, tỷ lệ phân bố trình độ đào tạo mất cân đối. Tỷ lệ trung cấp quá thấp so với đại học, cao đẳng. Công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật bậc cao chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đa số công nhân chỉ được đào tạo ngắn hạn, hướng dẫn công việc ngay tại xưởng sản xuất. Đối với lao động qua đào tạo chiếm 92,3% nhưng chủ yếu là sơ cấp nghề – chiếm đến 75,54%, còn đại học và cao đẳng chỉ 9,05%, trung cấp là 6,58%.

Về năng lực công nghệ của ngành công nghiệp, hệ thống doanh nghiệp công nghiệp có tính đa tầng công nghệ, là điều kiện sản xuất sản phẩm ở nhiều cấp chất lượng khác nhau. Nhưng sự đa dạng công nghệ này lại chủ yếu phổ biến ở cấp trình độ trung bình, thậm chí có cả công nghệ cấp thấp và lạc hậu, trong khi đó lại thiếu các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở nhiều ngành, lĩnh vực. Về tốc độ đổi mới công nghệ không đồng đều, không theo định hướng phát triển rõ rệt. Công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một số lĩnh vực dầu khí, điện lực, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị điện, hàng điện tử dân dụng, săm lốp, ắc quy, đồ nhựa, sản xuất xi măng.

Ở mặt chất lượng và qua chuyển giao công nghệ cũng hạn chế do thiếu lựa chọn công nghệ tối ưu, trình độ công nghệ không phù hợp, đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về bí quyết công nghệ còn rất thấp. Do đó khả năng vận hành, thích nghi hóa và làm chủ thiết bị công nghệ mới còn nhiều hạn chế. Hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa 70-80% công suất. Việc đầu tư đổi mới công nghệ chủ yếu được thực hiện ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm trên 90,6%. Các doanh nghiệp Nhà nước, vốn dành cho đổi mới công nghệ chiếm 8,7%. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ chiếm 0,67% trong tổng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Nm bt cơ hi

Hiện Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế ở giai đoạn chuyển tiếp từ tăng trưởng dựa vào yếu tố đầu vào sang tăng trưởng dựa vào hiệu quả và đáp ứng tốt các điều kiện cơ bản của nền kinh tế trong thời điểm CMCN 4.0. CMCN 4.0 được xem mở ra cơ hội cho Việt Nam trong việc thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Tiếp thu những thành tựu của CMCN 4.0, IoT (mạng lưới vạn vật kết nối internet) sẽ trở thành cầu nối giữa các ứng dụng vật lý, kỹ thuật số; kết nối con người với sản phẩm và dịch vụ dựa trên các công nghệ kết nối, nền tảng khác nhau thông qua hệ thống cảm biến và vô số phương tiện khác.

Mặt khác, đón nhận CMCN 4.0, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp sẽ được cải thiện. Thông qua quá trình quốc tế hóa là điều kiện thuận lợi để hệ thống giáo dục đại học sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên năng lực sáng tạo, cải thiện chất lượng đào tạo nghề, từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Từ những thách thức, cơ hội của CMCN 4.0, Nhà nước và doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc triển khai các chính sách một cách cụ thể, phù hợp nhằm nắm bắt cơ hội và hạn chế những thách thức mà CMCN 4.0 mang lại.

Một trong những yêu cầu bắt buộc để đón nhận CMCN 4.0 là chất lượng cơ sở hạ tầng của hệ thống CNTT&TT. Hiện cơ sở hạ tầng CNTT&TT đang có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên có sự phân hóa mạnh mẽ khi nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT chỉ tập trung ở các TP lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách nhằm phân bổ tốt hơn nguồn lực, cơ sở hạ tầng CNTT giữa các tỉnh, thành với mục tiêu tối đa hóa khả năng đón nhận CMCN 4.0 trên cả nước. Cần có những đầu tư mạnh mẽ, chính sách triệt để hơn với trọng tâm là cơ sở hạ tầng CNTT&TT nhằm tạo nền tảng tốt cho CMCN 4.0.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững khoa học công nghệ. Tập trung cải thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường quản trị công, nguồn vốn con người về đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, nâng cao tỷ trọng đóng góp của các cơ quan nghiên cứu Nhà nước, thúc đẩy các mối liên kết đổi mới sáng tạo.

Đối với doanh nghiệp, cần có cách nhìn đúng đắn về CMCN 4.0 trên cả phương diện tính tất yếu và lợi ích. Từ đó có những chiến lược, hành động kịp thời để đón nhận CMCN 4.0 cũng như tận dụng tốt hơn lợi ích mà cuộc cách mạng này mang lại. Trong cách ngành công nghiệp, nên hướng đến xây dựng chiến lược phát triển ngành tự động hóa, công nghệ cao với 5 nội dung: Hợp tác mạnh mẽ giữa khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh đối mới công nghệ trong khu vực doạnh nghiệp tư nhân; triển khai ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các công nghệ mới; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ; ưu tiên tài trợ cho các tổ chức cá nhân có thành tích khoa học công nghệ xuất sắc.

GS.TS Nguyn Trng Hoài 
(Phó Hiu trưng Trưng ĐH Kinh tế TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)