Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Thái Lan: Học sinh không thích học nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Học sinh học về động cơ xe hơi đang sửa máy tại công xưởng của Trường Kỹ thuật Mubanku, tại Phetkasem Soi 110   Giáo dục nghề đang thất bại trong việc nhận đủ học sinh vào chương trình mặc dù nhu cầu lớn trong cả nước cần những công nhân có kỹ năng.

Năm 2005, Bộ Giáo dục đã đề mục tiêu thu hút phân nửa học sinh vào các trường dạy nghề sau khi hoàn tất Mathayom 3 (lớp 6).

Nhưng tỉ lệ phần trăm những học sinh này theo các khóa học nghề vẫn không thay đổi. Mọi việc càng xấu hơn, khi xem xét đến thiếu hụt những người có kỹ năng của đất nước, số học sinh học nghề chọn theo đuổi lấy bằng trong lĩnh vực cổ trắng như quản trị kinh doanh hiện đang gia tăng. Điều này có nghĩa họ sẽ không bao giờ đưa những kỹ năng mà họ đã học được khi học nghề vào sử dụng cho tốt.

Theo Weerawat Wannasiri, Chủ tịch Hội Trường dạy nghề tư nhân, học sinh bị cuốn hút vào những bằng cấp năm cuối và mọi cơ hội tăng lên từ khi các viện Rajabhat và Rajamangala được nâng cấp thành đại học hồi năm 2003.

Khuynh hướng này khiến mọi nỗ lực kéo học sinh đến với một số chương trình học nghề, như nông nghiệp, trong khi những thứ khác, thí dụ hàn và cơ khí – từng là những chủ đề cốt lõi tại các trường cao đẳng dạy nghề – gặp nguy cơ.

Ông Weerawat nói hiện nay chỉ 10% trường dạy nghề của tư nhân đưa ra những chương trình này.

Ông nói thêm, những học sinh trung học nhắm đến đại học cho rằng những khóa học nghề này là vô ích.

Nhưng thực tế những lớp dạy nghề vẫn là sống còn đối với đất nước. Những công việc thủ công có kỹ năng được trả tiền khá, nhưng “chúng ta không thể cung cấp đủ sinh viên cho họ”, ông Weerawat nói.

Ông kêu gọi bộ tăng cường nhắm vào tỉ lệ phần trăm học sinh đang theo đuổi học nghề và quảng bá viễn cảnh dễ kiếm việc làm đối với những người có kỹ năng như vậy.

Một nghiên cứu của Văn phòng Hội đồng Giáo dục ước tính những ngành công nghệ chủ chốt cần 5,5 triệu công nhân mới, với số sinh viên học sinh chỉ chiếm khoảng 13% nhu cầu.

Thotsaporn Chumpoonta, sếp Văn phòng Chính sách và Kế hoạch thuộc Ủy ban Dạy nghề, nói cũng có thiếu hụt giáo viên trong lĩnh vực này.

Hiện nay còn thiếu khoảng 27.000 giáo viên dạy nghề cho các trường trong cả nước.

Ông nói thêm ngân sách 14,7 tỉ bath của Ủy ban mỗi năm đang được đầu tư vào các chương trình như công nghệ sản xuất và dịch vụ, nhưng vẫn không đủ.

Để nâng tay nghề của các sinh viên lên mức cao hơn, Luật giáo dục nghề mới sẽ cho phép các trường dạy nghề công và tư trong cả nước cấp bằng cử nhân. Hiện nay, sinh viên chỉ có thể nhận chứng chỉ.

Thay đổi này sẽ khuyến khích sinh viên theo học để lấy bằng trong những môn học nghề, theo ông Thotsaporn.

Quan tâm của ông cũng được Văn phòng Tiêu chuẩn giáo dục và định giá chất lượng (ONESQA) chia sẻ.

Nghiên cứu của cơ quan này cho thấy 80% sinh viên với bằng cấp cao đến trường đại học thay vì xin việc làm sau khi tốt nghiệp.

Họ chọn những lĩnh vực mới để học mà không liên quan gì đến những thứ họ đã học được tại các trường dạy nghề.

Giám đốc ONESQA, Somwung Pitiyanuwat, nói: “Điều đó có nghĩa chương trình cho ra những công nhân giỏi tay nghề đang thất bại bởi chỉ 20% số sinh viên học nghề đi vào thị trường mỗi năm. Số còn lại đến các trường đại học để học những lĩnh vực không liên quan”.

Ông đang kêu gọi thành lập một viện dạy nghề chất lượng đạt tiêu chuẩn cho việc giáo dục hướng nghiệp và lao động có kỹ năng. Ông nói lương trả cho công việc cần dựa vào kỹ năng nghề nghiệp của ứng viên thay vì vào thành tích hàn lâm – tức bằng cấp.

Ông Somwung thêm học viện được đề nghị cần khuyến khích học sinh cấp 2 xem xét những khóa dạy nghề khi quyết định làm gì sau Mathayom 3.

Sumate Yamnoon, Tổng thư ký của Ủy ban Dạy nghề nâng cao, nói một giải pháp hấp dẫn sinh viên đến với các trường dạy nghề là lập riêng quĩ cho vay nhiều hơn với những học sinh muốn vào các trường dạy nghề so với các học sinh học chữ.

Tuy nhiên, Somjai Phagaphasvivat, thuộc Đại học Thammasat, chuyên gia giám sát tình trạng lao động, nói có những vấn đề không chỉ ở số lượng học sinh học nghề, mà cả chất lượng của họ.

Ông nói: “Trước hết phải giải quyết vấn đề chất lượng”, thêm sẽ vô ích nếu chỉ cố nâng số học sinh học nghề nếu không đề ra một tiêu chuẩn nghiêm khắc.

Ông kêu gọi chương trình học cần đổi mới với những khóa giảng uyển chuyển hơn gắn với thị trường và cập nhật hóa kỹ thuật mới.

Học sinh nên học trong một lớp hỗn hợp cả học chữ trong lớp và nghề trong xưởng, đồng thời học những kỹ năng quản lý cơ bản.

Ông Somjai cảnh báo tình trạng thiếu công nhân tay nghề giỏi của Thái Lan đang khiến đầu tư nước ngoài giảm. Ông nói thêm những nhà đầu tư hiện nay có thể chuyển sang những nước láng giềng vốn có nhiều công nhân có kỹ năng hơn, trong khi những nhà đầu tư tiềm năng mới cũng có thể kiếm cơ hội ở đâu đó.n

(theo Bangkok Post)

Quang Hùng

Bình luận (0)