Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Thái Lan: Quyền được giáo dục cần xét kỹ hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Trẻ em theo học Trường Ban Buphai ở Ubon Ratchathani, mạn đông-bắc Thái Lan

Chỉ những con số thống kê không thể vẽ nên một bức tranh chính xác về những người không có tiếng nói.

Thái Lan có thành tích tương đối tốt về giáo dục, ít ra là theo những con số thống kê.
Theo thống kê, trẻ em trai và gái đến trường coi như ngang bằng và tỉ lệ người biết chữ nằm trong số những nước cao nhất thuộc châu Á. Đất nước này cũng áp dụng một số chính sách giáo dục nhằm với tới những nhóm mà theo truyền thống vốn bị cách ly và bị loại trừ khỏi xã hội.  
Như vậy, trong phản ánh quyền được giáo dục ở Thái Lan, và đặc biệt quyền của tất cả mọi trẻ em của nước này được hưởng nền giáo dục chất lượng cao trong một môi trường toàn thể và được khuyến khích, liệu Thái Lan đã đạt mục tiêu?  
Thực tế là chúng ta không có được một bức tranh toàn cảnh. Khi bạn nhìn vào con số thống kê, với những chỉ dẫn ban đầu về khác biệt trong thành tích giáo dục và sự tham gia trong những vùng khác nhau cũng như đối với những nhóm kinh tế – xã hội khác nhau thật khó đánh giá.
Tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi đến trường theo học Prathom 1 (cấp 1) là 75% ở các vùng đông-bắc và phía nam, 63,5% ở vùng trung tâm kể cả Bangkok, và 61% ở vùng mạn bắc theo báo cáo của UNICEF về Giám sát Tình hình Phụ nữ và Trẻ em năm 2005-2006.
Thực tế, tuy nhiên, là 6 triệu trẻ em ở độ tuổi học cấp 2 vẫn còn đang theo học cấp 1, phân nửa trong số này ở độ tuổi từ 15 đến 18.
Cũng vậy, trẻ em vùng nông thôn ở lứa tuổi học cấp 2 ghi tên học cấp 1 đông gần gấp đôi so với ghi tên học cấp 2. 
Nhưng số liệu xa hơn nữa lại không tập trung để đưa ra được một bức tranh rõ ràng hơn.
Đánh giá giữa thập niên về thành tích của Thái Lan trong bảo đảm giáo dục có những điểm nổi bật nhất là phổ biến đến trẻ em thuộc nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số và chất lượng giáo dục tại một số vùng xa cách về mặt địa lý.
Nhưng giáo dục với con em của di dân lao động lại không rõ ràng, cũng như còn nhiều câu hỏi được đặt ra: Trẻ em trai và gái của tất cả những nhóm trên có được hưởng cùng cơ hội? Những em nghèo có thật sự được giáo dục hữu ích? Chương trình học hiện nay có thích đáng? Chương trình ấy có thực tế với những người sống ở vùng nông thôn? Tất cả trẻ em đến trường có hưởng cùng chất lượng giáo dục?
Những con số nhìn tốt, nhưng điều gì xảy ra với những người không có trong thống kê này – và dữ liệu có đúng như vậy khi thuộc giới tính khác, hoặc do thuộc dân tộc khác, tình trạng kinh tế-xã hội và khu vực khác?
Dạng thông tin như vậy đáng phê phán nếu quyền được giáo dục là một thực tế đối với bất cứ ai ở Thái Lan. Thông tin này phải được thu thập một cách có hệ thống như những chính sách nằm trong đó dùng làm căn cứ, với chi tiết về những nhóm bị cách ly nhất khỏi nhịp điệu phát triển và chịu thua thiệt nhất trong cộng đồng xã hội.
Thất bại trong bảo đảm quyền được giáo dục không chỉ khó khăn cho cá nhân người đó theo nghĩa cơ hội thành công của họ trong đời sống, mà còn cho cả con cháu họ và cho đất nước. Đầu tư vào giáo dục cho tất cả mọi người là một đầu tư dài hạn cho tương lai của bất kỳ quốc gia nào. Nó không chỉ tạo nên nhân cách, mà cũng còn về mặt xã hội và kinh tế.
Đây là lúc cần nhìn kỹ hơn, chi tiết hơn và nói cho mọi người cùng biết – rằng quyền được giáo dục cũng là quyền mọi người được biết, chớ không phải đặc quyền của một số người.
Tuyên bố Nhân quyền của LHQ được phác thảo nhằm giải quyết những hậu quả của sự phân biệt chủng tộc. Phân biệt không chỉ về bạo lực chống lại các nhóm thiểu số nhưng quan trọng là nhằm bảo đảm những người bị thiệt thòi nhất có cùng cơ hội như tất cả mọi người khác.
Phản ánh về quyền, chúng ta phản ánh về trách nhiệm và quyền hạn. Những nhóm bị thiệt thòi trong cộng đồng dường như không có nguồn tài nguyên hoặc ảnh hưởng để bảo đảm quyền mà họ được hưởng. Thiệt thòi nhiều của họ có nghĩa khả năng lên tiếng về những gì họ quan tâm, đòi hỏi quyền lợi và ngay cả biết quyền của họ đều yếu kém.
Do đó, Chính phủ cần tích cực thu thập dữ liệu đặc biệt về những nhóm này và tìm cách quyết định giáo dục thực tế về nhiều thứ chưa được tính đến, chưa được xem xét để quyết định thêm vào giáo dục và chất lượng giáo dục cho họ, đồng thời coi thử liệu có những rào cản xã hội, tâm lý, kinh tế, ngôn ngữ hay rào cản nào khác ngăn họ thực hiện quyền được giáo dục của họ hay không.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần biết dân chúng còn lại, những người vốn đã hưởng lợi thế của nền giáo dục tốt ở Thái Lan, thực tế quan tâm đến điều gì. Những quyền về Chính phủ tạo công ăn việc làm, và họ thực hiện bổn phận công dân với Chính phủ đều cần tính đến.
Quang Hùng
 (theo Bangkok Post)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)