Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thai phụ với dịch sốt xuất huyết

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi ph n mang thai, st xut huyết (SXH) có nhng triu chng và nguy him riêng vì thế ch em cn phi ch đng biết phòng tránh và cha tr kp thi.

Thai ph đến khám bnh ti BV T Dũ

Khó chẩn đoán, khó điều trị và hay để lại những hậu quả nặng nề. Đó là tình trạng thường gặp phải khi chị em phụ nữ mắc SXH trong thời gian mang thai.

SXH nguy him vi bà bu

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 8 vừa qua, số bệnh nhân đến các bệnh viện (BV) khám tăng liên tục. Trong đó, phụ nữ có thai chiếm15-20% số bệnh nhân sốt xuất huyết tại các BV. Cũng trong thời gian này, tại Khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai) một trường hợp phụ nữ bị sảy thai do SXH. Đây là trường hợp biến chứng do SXH dẫn đến sảy thai đầu tiên trong số gần 40 phụ nữ có thai điều trị tại đây trong 3 tháng qua. Đây là trường hợp biến chứng điển hình vì SXH ở bà bầu. Tại TP.HCM số lượng phụ nữ mang thai đến điều trị SXH tại các BV gia tăng. Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trong tháng 7 có 13 phụ nữ mang thai lúc bệnh trong đó 8 thai phụ đang tiếp tục thai kỳ, 5 thai phụ đã kết thúc thai kỳ (1 bỏ thai và 1 sảy thai và 3 thai phụ đã sinh).

PGS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khẳng định, SXH là bệnh do muỗi vằn Aedes truyền bệnh với biểu hiện sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, xuất huyết, chảy máu cam. Ở thể nặng, bệnh gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng gan, thận, xuất huyết não và tử vong. Đối với thai phụ, việc mắc SXH có thể gây nhiều hệ lụy hơn so với người bình thường.Thực tế cho thấy, diễn biến bệnh trên thai phụ rất khó lường, vì thế bác sĩ thường khuyên nhập viện điều trị. Bệnh nhân được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận, tình trạng của thai nhi hàng ngày. Qua đó, bác sĩ đánh giá xem người bệnh có dấu hiệu dọa sảy hay sảy thai, đẻ non  hoặc rong kinh, rong huyết hay không (đặc biệt trong những tháng đầu và cuối của thai kỳ).

Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì những ảnh hưởng của nó đối với thai. Một số thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, bệnh SXH dễ khiến bệnh nhân chảy máu, cộng với việc chảy máu trong lúc sinh nở sẽ có thể dẫn đến bệnh nhân bị rối loạn đông máu dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Theo dõi đ hn chế biến chng

TS. Nguyn Văn Kính cnh báo vi các thai ph, khi có du hiu nghi ng mc SXH, cn đến ngay cơ s y tế đ đưc thăm khám sm và có nhng ch đnh v điu tr. Bi vic dùng thuc cho ph n mang thai rt đc bit. Nếu không kim soát tt, bnh có th gây xut huyết âm đo, sy thai. 

Bà bầu mắc SXH ở giai đoạn đầu mang thai rất nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây suy thai, đẻ non, thai chết lưu do sốt và mất nước dài ngày hoặc tổn thương chức năng gan, thận. Đặc biệt, SXH khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường vì thai phụ sẽ có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Bên cạnh đó, thai phụ bị sốt xuất huyết khi chuyển dạ sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm do chảy máu kéo dài dễ gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Khi mắc SXH, tùy từng giai đoạn bác sĩ sẽ có những tác động khác nhau đối với bà bầu, trong đó, giai đoạn mới mang thai và cuối thai kỳ, thai phụ sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn giai đoạn giữa. Bên cạnh đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người, tình trạng mất nước và nhiều yếu tố khác. Thông thường, bác sĩ không có chỉ định bỏ thai khi mắc SXH. Do đó, khi mắc bệnh, chị em cần bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá bởi sẽ làm ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, những bệnh nhân mang thai khi mắc SXH cần phải theo dõi chặt chẽ để hạn chế biến chứng. Vì vậy, chị em cần đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu bệnh. Đối với bà bầu mắc sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có dấu hiệu cảnh báo chỉ cần theo dõi, bù nước đường uống, tăng cường nước ép trái cây. Nếu chưa sốt quá 38 độ C, chỉ cần chườm mát, lau người, vùng trán, bẹn, nách, thái dương để hạ nhiệt. Đặc biệt, thai phụ không tự ý mua thuốc để uống, phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ Trần Ngọc Hải – Phó Giám đốc BV Từ Dũ khuyến cáo, thai phụ cần phòng tránh mắc bệnh SXH. Nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy, tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Dù vậy, bà bầu mắc bệnh cũng không nên quá lo lắng. Trên thực tế, các em bé sinh ra từ bà mẹ bị SXH không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, khi có sốt, chị em nên đi khám sớm. TS. Nguyễn Văn Kính cảnh báo với các thai phụ, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc SXH, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám sớm và có những chỉ định về điều trị. Bởi việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai rất đặc biệt. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây xuất huyết âm đạo, sảy thai.

Bài, nh: Nguyn Hoàng Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)