Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Thăm di tích lịch sử Nhà tù Sơn La

Tạp Chí Giáo Dục

Di tích quc gia đc bit Nhà tù Sơn La nm trên đnh đi Khau C, thành ph Sơn La, tnh Sơn La. Nơi đây đã tr thành mt trưng hc, mt trung tâm giáo dc truyn thng cách mng cho các thế h ngưi Vit Nam, đc bit là thế h tr.


Ngày 31-12-2014, Th tưng Chính ph đã ký quyết đnh xếp hng Nhà tù Sơn La là Di tích quc gia đc bit

“Đa ch đ” ca lch s

Trong chuyến hành trình về nguồn “Qua miền Tây Bắc”, có hai nơi đến mà khiến các thành viên trong đoàn cũng rưng rưng nước mắt đó là Nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên Phủ (Nghĩa trang A1). Đã 70 năm trôi qua, nơi đây là ngôi nhà yên nghỉ của gần 650 liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, trong đó có 4 ngôi mộ của 4 anh hùng liệt sĩ vang danh là Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn và Trần Can. Đi giữa những hàng mộ, bất kỳ ai cũng xúc động và cảm thấy vô cùng tự hào trước sự hy sinh thầm lặng của các anh hùng liệt sĩ. Chính xương máu của họ đã góp phần vào sự phát triển của Điện Biên, cũng như của cả miền Tây Bắc hôm nay.


Ông Nguyn Tn Phong – Ch tch Hi Nhà báo TP.HCM xem trin lãm tư liu lch s ti Nhà tù Sơn La

Nơi thứ 2 chính là Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Theo cô thuyết minh viên Vũ Thu Thủy – một cán bộ trẻ của Trung tâm Truyền thông văn hóa thành phố Sơn La. Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng trên ngọn đồi Khau Cả, bên dòng suối Nậm La, tỉnh Sơn La. Ban đầu nhà tù có diện tích 500m2. Năm 1940, thực dân Pháp mở rộng lên 1.700m2. Trong 15 năm (1930-1945), Nhà tù Sơn La đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân Cộng sản, trong đó có nhiều đồng chí là Thành ủy, Xứ ủy, Trung ương Ủy viên như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Hiệu, Nguyễn Đức Tâm, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Lê Thanh Nghị và nhiều đồng chí khác. Vào những năm 1930, khu đồi Khau Cả rất âm u, heo hút, thời tiết khắc nghiệt. Thực dân Pháp lợi dụng nơi “rừng thiêng nước độc” này để xây dựng nhà tù và biến Nhà tù Sơn La thành “địa ngục trần gian” để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng từ “địa ngục trần gian” này, những tia sáng cách mạng đã lan tỏa khắp vùng núi rừng Tây Bắc. Nơi đây đã đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ các chiến sĩ trung kiên cho Đảng, cho dân tộc Việt Nam.

Nhà tù Sơn La được xây dựng khá đơn giản với mục đích giam giữ tù nhân chính trị. Thiết kế nhà tù được bố trí thành 3 hạng mục: Nhà tù Sơn La, Nghĩa trang Liệt sĩ Nhà tù Sơn La và Cây đa bản Hẹo.

Trào dâng nhng cm xúc thiêng liêng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La đã trở thành một điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Đặc biệt là vào các ngày lễ lớn, ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trung bình mỗi ngày di tích Nhà tù Sơn La đón trên 2.000 lượt du khách, có ngày lên tới 3.000 người.

“Hiện nay, Nhà tù Sơn La đã xuống cấp khá nhiều. Tuy nhiên tới đây, du khách vẫn được chiêm ngưỡng một công trình gần như toàn vẹn với những hình ảnh hiện hữu rõ nét về tội ác của thực dân Pháp. Đó những xà lim, cùm sắt, những buồng tối nằm sâu trong lòng đất in hằn dấu ấn tội ác của kẻ thù. Nhìn từ bên ngoài, nhà tù như một khối đá khổng lồ được bao quanh là bức tường xám xịt, u ám, cắm lởm chởm mảnh chai vỡ và dây thép gai. Với dã tâm giết dần những người cách mạng, người yêu nước, thực dân Pháp bấy giờ đã biến nơi đây thành “địa ngục trần gian” khét tiếng” – cô thuyết minh viên Vũ Thu Thủy xúc động nói!


Các phóng viên tr ca TP.HCM bên cây đào Tô Hiu ti di tích lch s Nhà tù Sơn La. Ảnh: Thế Phong

Đến đây, không thể không đến với căn phòng hình tam giác rộng chưa đến 4m2 – nơi kẻ thù từng giam giữ “cánh chim đầu đàn của phong trào cách mạng ở Nhà tù Sơn La” – đồng chí Tô Hiệu. Những năm tháng cuối đời bị giam tại đây, đồng chí Tô Hiệu đã trồng một cây đào. Cây đào Tô Hiệu trở thành biểu trưng cho tinh thần bất khuất trước kẻ thù, cũng là niềm tin mãnh liệt vào ngày toàn thắng của dân tộc. Ngày nay, cây đào ấy vẫn bám rễ, vươn cành, đơm hoa dù trải qua bao mùa mưa nắng khắc nghiệt.

Chị Vũ Thu Thủy kể cũng chính những cảm xúc thiêng liêng ấy đã níu chân chị ở lại nơi đây. Là cán bộ trẻ, chị yêu và tự hào khi công việc mình theo đuổi còn giúp nhân lên lòng yêu nước cho nhiều người hơn.

Năm 1962, Nhà tù Sơn La đưc xếp hng Di tích quc gia. Ngày 31-12-2014, Th tưng Chính ph đã ký quyết đnh xếp hng Nhà tù Sơn La là Di tích quc gia đc bit.

Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đang lưu giữ và trưng bày 48 tư liệu, hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Sơn La. Nhà tù Sơn La là một bằng chứng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, minh chứng tội ác tàn bạo của chế độ thực dân cũ đối với nhân dân Việt Nam, đồng thời, khẳng định chủ nghĩa yêu nước chân chính, ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nhà tù Sơn La trở thành địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần yêu nước cho nhân dân, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập và nghiên cứu…

Nghĩa trang Liệt sĩ Nhà tù Sơn La còn gọi là Nghĩa địa Gốc Ổi, cách Nhà tù Sơn La khoảng 400m. Trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, nghĩa trang hiện gồm các hạng mục: sân, nhà quản trang, cổng, vườn cây, tượng đài, nhà bia, các phần mộ. Mộ đồng chí Tô Hiệu đặt tại vị trí trung tâm. Nhà bia ghi danh sách 61 liệt sĩ, cao 3,6m, rộng 3,4m, dài 4,3m, mái bê tông có chạm khắc hoa văn.

Còn cây đa bản Hẹo là nơi liên lạc bí mật của Chi bộ Nhà tù Sơn La với Trung ương Đảng và các cơ sở cách mạng bên ngoài nhà tù, thuộc tổ 2, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Cây đa bản Hẹo mọc tự nhiên ở lưng chừng đồi, cao khoảng 25m, có kích thước lớn, đường kính chỗ rộng nhất lên tới 10m.

Ông Nguyễn Tấn Phong – Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM chia sẻ: “Đến di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La không chỉ trải nghiệm, hồi tưởng lại công cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do dân tộc của lớp tiền bối. Mà từ đó còn nhắc nhở bản thân mình và các thế hệ con cháu hãy sống, làm việc, học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh…”.

Anh Khôi

 

Bình luận (0)