Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thẩm định SGK lớp 2, lớp 6: Thận trọng để tránh “vết xe đổ”

Tạp Chí Giáo Dục

T gia tháng 11-2020, B GD-ĐT s tiến hành thm đnh vòng 2 SGK lp 2, lp 6. Ln này, rút kinh nghim t b SGK lp 1, B GD-ĐT đã thay Hi đng thm đnh (HĐTĐ) đi vi môn tiếng Vit. Đng thi có nhiu điu chnh như tăng cưng khâu thm đnh trong hi đng, tăng cưng mc đ tương tác vi các nhóm tác gi, ly ý kiến rng rãi hơn trưc khi ban hành…


Hc sinh lp 6 Trưng THCS Bàn C (Q.3) trong mt gi hc

Tuy nhiên, theo nhiều nhà GD, để bộ SGK mới lớp 2, lớp 6 được đúng như tinh thần đổi mới thì ngoài những đổi mới mang tính đồng bộ từ phía Bộ GD-ĐT, cần tăng cường hơn nữa tiếng nói của giáo viên (GV) trực tiếp đứng lớp khi thẩm định ngữ liệu SGK, quá trình thực nghiệm SGK cần được đẩy mạnh, khuyến khích GV ở nhiều đơn vị tham gia góp ý và làm quen.

Ly ý kiến rng rãi tng b sách

Sau khi qua vòng 1 thẩm định, Bộ GD-ĐT thông tin, có tổng cộng 33 bản mẫu SGK đầy đủ của 9 môn học và hoạt động GD trải nghiệm lớp 2; 43 bản mẫu SGK đầy đủ 11 môn học, hoạt động GD bắt buộc, bản mẫu SGK môn tự chọn lớp 6 được “bước tiếp” vào thẩm định vòng 2. SGK được chọn dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn và các minh chứng cần đạt của từng bản thảo SGK; kết luận ở ba mức: đạt, đạt nhưng cần sửa chữa và không đạt.

Thành phần HĐTĐ quốc gia SGK lớp 2, lớp 6 bao gồm các nhà khoa học, nhà GD, nhà quản lý GD cùng đại diện các NXB. Trong đó, ít nhất 1/3 số thành viên là các nhà GD đang giảng dạy môn học, hoạt động GD ở các cấp học tương ứng. Với lớp 2 gồm 9 HĐTĐ; lớp 6, HĐTĐ gồm 128 thành viên ở 12 môn học và hoạt động GD. Mỗi thành viên HĐTĐ làm việc và nghiên cứu độc lập bản thảo SGK trong vòng 15 ngày trước khi Hội đồng thảo luận tập trung từng bộ SGK.

Đánh giá về quy trình thẩm định SGK, ông Nguyễn Văn Ngai – nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho hay, quy trình của HĐTĐ quốc gia SGK rất nghiêm ngặt và sâu sát. Tuy nhiên, song song với khâu thẩm định từ các thành viên trong hội đồng, Bộ GD-ĐT cần tăng cường hơn nữa việc lấy ý kiến của GV, các tầng lớp nhân dân, nhất là trí thức ở từng bộ sách thông qua CNTT.

“Từ thực tế triển khai bộ SGK lớp 1 cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của việc lấy ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân trước khi đưa vào giảng dạy các bộ SGK mới. Việc lấy ý kiến đóng góp có thể qua các kênh của các NXB, công khai sớm các bộ SGK được chọn để xã hội cùng đóng góp ý kiến”, ông Ngai nêu ý kiến.

Theo ông Ngai, việc đóng góp này sẽ không phải là “đẽo cày giữa đường” mà sẽ theo hướng tích cực, giúp Bộ GD-ĐT cũng như tác giả các bộ SGK, NXB chỉnh sửa những ngữ liệu chưa hợp lý.

Hiệu trưởng một trường TH ở Q.1 cũng cho rằng, thay vì “sát nút” nhà trường, GV mới được nhìn mặt bộ SGK mới, năm nay Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành những bộ SGK điện tử đủ điều kiện thẩm định trước khi đưa vào giảng dạy để các nhà trường, GV sớm có tiếng nói. Tiếng nói ở đây là tiếng nói đóng góp, xây dựng. Đứng ở góc độ nhà trường, tiếng nói đó có thể sẽ sát hơn với đối tượng HS và ngữ liệu vùng miền.

Tăng cưng thc nghim

Một trong những hạn chế của bộ SGK lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 được nhiều nhà GD chỉ ra là không có nhiều thời gian dạy thực nghiệm tại các cơ sở GD trước khi triển khai đại trà. Vì vậy khi bắt tay vào triển khai chính thức không chỉ GV lúng túng mà ngữ liệu trong sách cũng tỏ rõ sự chưa phù hợp.

“SGK mới cần được dạy thử nghiệm rộng rãi tại các cơ sở GD và có sự tham gia của đông đảo GV. Điều này không những giúp thầy, cô làm quen với chương trình mới từ những kiến thức đã được tập huấn mà còn kịp thời phát hiện, chỉnh sửa “sạn” nếu có”, cô Dương Phước Anh – Phó Hiệu trưởng Trường TH Lương Thế Vinh, Q.7 – chia sẻ.

Đứng ở góc độ nhà trường, cô Phước Anh bày tỏ mong muốn các bộ SGK mới lớp 2 lần này sẽ đảm bảo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, hướng tới GD phẩm chất, năng lực của HS; đồng thời sẽ đảm bảo các yếu tố ngữ liệu vùng miền phù hợp, mang tính GD cao. Bên cạnh việc tập huấn, chỉn chu của các bộ SGK sẽ tạo điều kiện cho GV khi triển khai chương trình, linh hoạt không gượng ép. Như vậy, các em HS sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhất.

Là người theo dõi sát sao quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, SGK mới ở lớp 1, ThS. ngôn ngữ Phan Thế Hoài cho rằng, việc thẩm định bộ SGK lớp 2, lớp 6 cần phải được chú ý đến các yếu tố như: khoa học, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nội dung thiết thực, gần gũi với cuộc sống, không gây quá tải cho HS 7 tuổi và 12 tuổi; đặc biệt là cần chú ý đến tính chân thiện mỹ ở các môn khoa học xã hội.

“Bộ GD-ĐT nên có tính kế thừa ở những bộ SGK cũ. Cạnh đó, cần hạn chế tối đa tác giả viết sách ngoài ngành sư phạm vì sẽ thiếu phương pháp, không hiểu tâm lý trẻ”, ThS. Hoài nói.

Cũng theo ThS. Hoài, sau khi thẩm định, các bộ SGK cần có quá trình dạy thử nghiệm lâu dài tại các địa bàn từ nông thôn, thành thị, vùng sâu vùng xa. Kế đó cần tiếp tục thành lập hội đồng phản biện nghiêm túc gồm các nhà GD, nhà khoa học, nhà văn hóa, ngôn ngữ… thì mới có tính phản biện cao nhất.

“Theo Thông tư 25 về chọn SGK trong trường phổ thông; từ lần chọn SGK lớp 2, lớp 6 này, UBND cấp tỉnh sẽ chọn SGK chứ không còn trao quyền lựa chọn, quyết định hoàn toàn SGK cho các trường như quá trình chọn SGK lớp 1. Như vậy, nếu hội đồng chọn SGK cấp tỉnh không có tính chuyên sâu cao, lắng nghe, phân tích ý kiến từ nhiều cấp thì sẽ gây khó và bị động cho các trường trong việc chọn ra bộ SGK phù hợp nhất cho đơn vị mình”, ThS. Hoài nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Nam Đnh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)