Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tham gia cuộc thi “Giải quyết tình huống giáo dục lần X”

Tạp Chí Giáo Dục

Lá thư của em học sinh đã giúp tôi nhận ra những thiếu sót

Các em HS đứng nghiêm hát quốc ca trong lễ khai mạc giải bóng đá nam HS THPT do Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức năm 2008

Năm tháng rồi cũng trôi qua, chỉ có thời gian là thước đo chính xác nhất cho thái độ, hành động của con người. Là người lãnh đạo cả một tập thể giáo viên, học sinh, tôi luôn dẫn đầu về ý thức trách nhiệm công việc, động viên khuyến khích mọi thành viên luôn là tấm gương sáng của nhà trường. Khi tôi nhận được lá thư nhỏ của em, tâm trạng vui vẻ của một nhà lãnh đạo bị… chặn đứng lại.
Quốc ca là một điều gì đó rất thiêng liêng, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Hát quốc ca thể hiện lòng tự hào vì mình là công dân của một đất nước anh hùng, dũng cảm, đấu tranh vì chính nghĩa. Nếu như một người nói rằng: “Tôi rất yêu tổ quốc của mình”. Vậy thì tình yêu ấy thể hiện như thế nào? Đó là tình yêu với những gì đơn giản, mộc mạc ngay trong cuộc sống hằng ngày và… ngay cả khi chúng ta cùng nhau hát vang bài quốc ca. Trong cuộc đời giáo viên tôi đã dự biết bao nhiêu lễ chào cờ nhưng… có bao giờ tôi hát trọn vẹn. Tôi cứ chăm chú xem xét vị trí nào hát to hay nhỏ để phê bình, nhận xét… Và rồi lá thư của em đã giúp tôi nhận ra được những thiếu sót ý thức trách nhiệm của mình.
“Vượt đèn đỏ rất nguy hiểm vì có thể gây tai nạn giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho mình mà còn cho người đi đường”. Thông báo đó tôi đã phổ biến biết bao lần cho học sinh. Nhưng tôi có lúc nào nghiêm túc thực hiện đầy đủ. Hành động của tôi đã đi ngược lại những gì tôi đã giáo dục các em. Thật đáng xấu hổ! Tôi không thể tin người trong ảnh lại chính là tôi. Đôi mắt tôi thẹn thùng nhìn bức ảnh mà lòng buồn man mác với cả sự hổ thẹn với mọi người. Bức thư của em thực sự có ý nghĩa đã giúp tôi vượt qua “cái tôi” của chính bản thân mình, kiểm điểm lại về thái độ, hành động của mình trong suốt thời gian qua.
Chính vì suy nghĩ đó đã thúc giục tôi đọc lá thư ấy trong buổi lễ chào cờ để mọi giáo viên – học sinh xem đây là một kinh nghiệm để không vấp ngã… như tôi. Có thế, môi trường giáo dục mới ngày càng cải thiện và tốt đẹp hơn.
Trong công cuộc xây dựng trường học thân thiện. Bức thư của em học sinh và thái độ của cô hiệu trưởng trong tình huống trên là một ví dụ tiêu biểu, tích cực. Ở đây học sinh không chỉ chăm lo, phấn đấu rèn luyện tư tưởng đạo đức mà còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động của trường bằng việc viết thư thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình. Còn cô hiệu trưởng đã quyết đoán, suy nghĩ đúng đắn trong cách giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, để tạo nên “Tính thân thiện” nhà trường cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tạo điều kiện để các học sinh trong trường giao lưu với nhau, không có khoảng cách giữa thầy và trò.
Thầy trò cùng nhau hoàn thiện, phát triển xây dựng thành công cuộc vận động, để khẳng định vị thế của trường mình trên địa bàn huyện.
Lê Thị Thu Hằng
(Trường TH Lê Thị Pha, Củ Chi, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)