Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thăm hai ngôi nhà nổi tiếng ở miền Tây

Tạp Chí Giáo Dục

V min Tây, đây là hai đa ch du lch ni tiếng mà du khách không th b qua…

Tác gi Nguyn Hiếu Tín bên b ghế c quý cn xà c ti nhà “Công t Bc Liêu” (nh ln). Nhà “Công t Bc Liêu” đưc xây dng t năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành (nh nh)

Thăm nhà “Công t Bc Liêu”

Nói tới vùng đất Bạc Liêu, người ta không chỉ nhắc tới nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng nghệ thuật đờn ca tài tử, mà còn nhiều lắm những giai thoại về Ba Huy (Công tử Bạc Liêu), nổi danh ăn chơi nức tiếng một thời. Du lịch Bạc Liêu, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không dành thời gian tham quan nhà Công tử Bạc Liêu để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa.

Nhà Công tử Bạc Liêu hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP.Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Theo tài liệu thì ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây sang trọng, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Ngôi nhà sở hữu kiến trúc bề thế nhất lục tỉnh miền Tây thời điểm lúc đó nên được người dân nơi đây gọi với cái tên “nhà lớn”.

“Công tử Bạc Liêu” đã trở thành một thành ngữ thú vị để mô tả sự chơi ngông, phóng khoáng, phong lưu của các công tử giàu có ở miền Nam. Người thời nay thường dùng tên gọi này để chỉ ông Trần Trinh Huy, người con thứ ba của Hội đồng Trần Trinh Trạch ở Bạc Liêu. Cậu Ba Huy là người để lại ấn tượng lớn nhất trong số công tử giàu có, ăn chơi lúc bấy giờ.

Phong thái và cách ăn chơi hào sảng của mình, đã khiến cậu Ba trở thành một hình tượng được các đời sau biết đến như một công tử Bạc Liêu độc nhất với nhiều giai thoại lẫn sự thật rất “chất” như: Là người đầu tiên sắm máy bay cá nhân đi thăm ruộng, đề xuất cha mình là mở ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam, thuê người Pháp quản lý cho gia đình, cuộc so tài giữa Hắc – Bạch công tử… Ông cũng nở ra nhiều thứ mới mẻ cho đất Nam Kỳ: tổ chức cuộc thi tuyển chọn người đẹp, tư vấn các quan trưởng tổ chức hội chợ, bán hàng… Tuy nhiên, có những sự phóng đại truyền khẩu trong dân gian như đốt tiền nấu trứng để chinh phục người đẹp là chuyện không có thật, do chính cậu Ba Huy xác nhận với người cháu lúc sinh thời.


C
ng chính vào nhà c Hunh Thy Lê

Sự hấp dẫn nổi bật của Ba Huy là tính thời thượng, hoa mỹ của con người biết bày trò, ham mê giải trí. Tác giả Nguyên Hùng có một chút lý giải về sức hút, danh xưng của cậu Ba Huy so với khá đông dân cậu ở miền Tây đi du học Pháp như sau: “Phần lớn các vị trí thức xuất thân từ đồng ruộng đều xử sự theo đúng khuôn phép, lịch thiệp nhưng không giao du rộng rãi, hào hoa như cậu Ba Huy. Cho nên thiên hạ mới tặng cho cậu Ba mấy tiếng Công tử Bạc Liêu”.

Ngoài sự sang trọng, phong lưu, thói quen ăn chơi trác táng, nhân tình vô độ, Công tử Bạc Liêu hấp dẫn người đời ở tính tình hào phóng, thân thiện, cởi mở với mọi người không kể sang, hèn. Vì thế nó dễ khắc sâu trong trí nhớ, dễ cho người ta thêu dệt nên những giai thoại vui, khẳng khái, tình cảm. Có lẽ vì vậy, mà Công tử Bạc Liêu ra đời đến nay đã hơn thế kỷ, ông từ giã hồng trần cũng gần 50 năm, nhưng danh tiếng của ông luôn được nhớ đến chăng?

Theo du “Ngưi tình”

Suốt hơn 50 năm ôm ấp tình cảm xưa, nữ văn sĩ Marguerite Duras đã viết ra tiểu thuyết tự truyện “Người tình” bằng con tim và nước mắt. Đó là chuyện tình đẹp, lãng mạn của chính bà và chàng công tử Huỳnh Thủy Lê (người Việt gốc Hoa) sống trên đất Sa Đéc, Đồng Tháp.

Tác phẩm “Người tình” xuất bản năm 1984, được nhận giải thưởng Goncourt danh giá dành cho tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm của Pháp. Sau đó, quyển sách này được dịch ra 43 thứ tiếng và chuyển thể thành bộ phim cùng tên L’Amant. Nam diễn viên chính Lương Gia Huy (Hồng Kông) đóng vai Huỳnh Thủy Lê và nữ chính là Jane March (người Anh) đóng vai Marguerite Duras. Bộ phim “Người tình” ra mắt vào năm 1992 và nhận được nhiều sự tán thưởng của thế giới. Điều thú vị đây là bộ phim nước ngoài nhưng có đến 90% cảnh quay ở Việt Nam, với nhiều hình ảnh đẹp, thấm đẫm chất Việt.

Ngày nay, tuy tác giả Duras và chàng trai đã qua đời, nhưng chuyện tình của họ còn sống mãi trong tác phẩm văn học và điện ảnh. Tại Việt Nam, chuyện tình ấy vẫn còn sức sống mạnh mẽ ở những nơi nhân vật đã đến, đặc biệt là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại Sa Đéc, như một chứng tích cho mối tình vượt thời gian này.


Nhà c
 Hunh Thy Lê đã đưc công nhn là di tích lch s cp quc gia

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Do kiến trúc đặc biệt của ngôi nhà và sự lan tỏa của quyển tự truyện và bộ phim, nơi đây đã thu hút nhiều người đến tham quan. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được cha ông Huỳnh Cẩm Thuận (người giàu có nhất vùng Sa Đéc lúc bấy giờ), xây dựng bằng gỗ vào năm 1895. Đến năm 1917, nhà được sửa chữa. Toàn bộ vách gỗ của tường nhà được thay bằng gạch, vôi, lát thêm gỗ quý nhập từ Campuchia. Gạch lót sàn được nhập từ Pháp.

Nhìn từ ngoài, ngôi nhà có lối kiến trúc phương Tây nhưng bên trong lại thiết kế theo Á Đông. Trên cửa chính dẫn vào nhà có khắc 4 chữ “Cảm tình thuận ý”, thể hiện mong muốn sống hòa thuận cùng hàng xóm, láng giềng và sự hiếu khách của gia chủ. Nhà được thiết kế ba gian, trang trí theo phong cách của người Hoa. Ở gian giữa, đặt thờ hình Quan Công. Theo tín ngưỡng người Hoa, chòm râu của Quan Công theo chiều nước lớn biểu tượng phúc lộc dâng trào, đồng thời thể hiện sức mạnh và sự phồn thịnh trong cuộc sống. Càng đi vào sâu, càng thấy được nét đẹp cổ kính của ngôi nhà.

Hiện nay, ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, du khách đến đây để được tận mắt nhìn thấy chân dung và nơi ở của người tình nữ nhà văn nổi tiếng người Pháp này.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)