Vụ lở đất ở miền Bắc Papua New Guinea vào tuần rồi gây thiệt hại nghiêm trọng hơn dự kiến trong bối cảnh công tác cứu hộ và cứu trợ gặp nhiều trở ngại.
"Tình hình vẫn không ổn định do lở đất tiếp tục diễn biến chậm, gây nguy hiểm liên tục cho cả đội cứu hộ cũng như những người sống sót" – quan chức này cho biết.
Trước đó 1 ngày, ông Serhan Aktoprak, người đứng đầu phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ở Papua New Guinea, cho biết khoảng 150 ngôi nhà thuộc làng Yambali, nằm dưới chân núi ở tỉnh Enga xa xôi, đã bị chôn vùi dưới lớp đất dày 6-8 m trong vụ lở đất xảy ra hôm 24-5.
Con số này nhiều hơn 90 ngôi nhà so với thông tin ban đầu. Khoảng 670 người được cho là đang bị vùi lấp và hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mong manh.
Nhân viên cứu trợ và người dân tại hiện trường vụ lở đất ở tỉnh Enga – Papua New Guinea hôm 26-5. Ảnh: Reuters
Tính đến ngày 26-5, đã có 6 thi thể được tìm thấy. Theo Reuters, xung đột của các bộ tộc trong khu vực buộc lực lượng cứu hộ phải di chuyển trên các đoàn xe do binh lính hộ tống và trở về thủ phủ của tỉnh, cách đó khoảng 60 km, vào ban đêm.
Việc liên lạc với các vùng khác gặp khó khăn do hệ thống viễn thông và nguồn điện không ổn định.
Vẫn chưa có kết luận nào được đưa ra về nguyên nhân gây ra thảm họa lở đất nói trên. Nhà địa chất Alan Collins từ ĐH Adelaide (Úc) nói với đài CNN rằng vụ việc dường như không được gây ra trực tiếp bởi một trận động đất.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng việc động đất xảy ra thường xuyên đã tạo nên những sườn dốc, ngọn núi cao và chúng có thể trở nên rất không ổn định.
Ngoài ra, các trận mưa có thể làm suy yếu thêm lớp đá hình thành nên các sườn đồi dốc, chưa kể thảm thực vật suy giảm do nạn phá rừng… Tất cả cùng góp phần khiến lở đất xảy ra thường xuyên hơn.
Theo Anh Thư/NLĐO
Bình luận (0)