Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thầm lặng giữ nhịp chèo đưa trẻ “sang sông”

Tạp Chí Giáo Dục

Món quà nhân Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11 ca đôi v chng thy giáo v hưu Nguyn Văn Li và Võ Th Yến thôn Triêm Đông 1 (phưng Đin Phương, th xã Đin Bàn, tnh Qung Nam) là nhng trang v đim 10 ca các em hc trò mang v t trưng hc. Thy Li và cô Yến nói: “Đó là nhng bông hoa đp nht đi vi ngưi làm ngh giáo”. Đó cũng là đng lc sut 2 năm qua, thy cô lng thm gi nhp chèo min phí tiếp sc cho bao đa tr nghèo khó nơi y “sang sông”.

Thầy Lại nắn nót từng nét chữ cho học trò

Lp hc tiếp sc tr nghèo

Điểm trường mầm non cũ của thôn Triêm Đông 1 nằm kế bên nhà thầy Lại và cô Yến trước đây là nơi học tập của trẻ trong thôn. Hơn 10 năm trước, khi chính quyền xã đầu tư xây dựng trường mới, trẻ được học tập trung tại điểm chính, trường bỏ hoang. Không còn tiếng trẻ ê a mỗi ngày, thầy Lại và cô Yến đôi khi chợt buồn. Mái trường bỏ hoang ngày một xuống cấp, rong rêu phủ dày. “Hai năm trước, vợ chồng tôi nghỉ hưu gần như cùng lúc. Nhớ bục giảng, thèm tiếng cười con trẻ. Ý nghĩ mở lớp học miễn phí dành cho trẻ nghèo, khó khăn trong thôn bật ra, thế là vợ chồng tôi bàn bạc, xin chính quyền sử dụng không gian trường mầm non cạnh nhà mình để mở lớp”, thầy Lại kể.

Nhận được sự ủng hộ từ chính quyền địa phương, các học trò cũ chung tay, ngôi trường mầm non cũ nhanh chóng được sửa chữa. Bà con trong thôn lần lượt dắt con, cháu đến xin vào lớp học. Tháng 10-2023, lớp học tình thương của thầy Lại và cô Yến được mở, đón 90 học sinh tiểu học và trung học cơ sở chia làm 5 lớp đến học thêm 2 môn văn, tiếng Việt và toán. Cô Yến từng là giáo viên tiểu học nên phụ trách dạy các em học sinh tiểu học còn thầy Lại dạy học sinh trung học cơ sở. Mỗi khối lớp đều đặn học 2 buổi/tuần.

Học sinh đến với lớp học đa phần là học trò nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi… Để giúp các em xóa đi khoảng cách về điều kiện kinh tế, thầy Lại chia sẻ cùng học trò cũ thành đạt hỗ trợ đồng phục một màu để các em tự tin đến lớp. Lớp học còn có tủ sách, vở, dụng cụ học tập để dành, trò nào đến lớp thiếu gì, thầy cô sẽ tặng các em. Giờ ra chơi, thầy cô cùng trò ngồi bên hiên nhà trò chuyện, bảo ban thêm các em về cách ứng xử với bạn bè, người lớn trong cuộc sống thường ngày. Câu chuyện của thầy trò diễn ra trong không khí thân tình và vui vẻ. Các em học trò vốn nhút nhát trở nên tự tin, cởi mở hơn ngày thường. Ở đó, với trò nhỏ, cô thầy trực tiếp đọc sách cho các em nghe, trò lớn sẽ được cho mượn sách và hướng dẫn cách đọc. Những bài học từ trang sách được thầy trò rút ra sau khi đọc xong một cuốn sách nào đó, lấy ví dụ sinh động từ cuộc sống để các em dễ hiểu hơn và suy nghĩ tích cực.

Dù nghỉ hưu nhưng vợ chồng thầy Lại và cô Yến vẫn tiếp tục gắn bó với bục giảng bằng những tiết dạy miễn phí để tiếp sức trò nghèo

Năm học 2024-2025, lớp học tình thương của thầy Lại và cô Yến có 80 học sinh, chia làm 4 khối lớp khác nhau. Thấy ý nghĩa từ lớp học, các đồng nghiệp khác đang đứng lớp cũng tình nguyện ghi danh để tiếp sức cho học trò. Đã có thêm 2 giáo viên khác trong năm học này tham gia là thầy Bùi Nguyễn Xuân Tuấn (giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ – Điện Phương) và cô Nguyễn Thị Thu Thảo (giáo viên Trường THCS Đinh Châu – Điện Bàn) tham gia đứng lớp. “Tôi là lớp học trò đi sau thầy cô, những bài học trên bục giảng của thầy cô đã chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Việc làm ý nghĩa của thầy cô sau ngày nghỉ hưu khiến chúng tôi cảm động và khâm phục. Tôi muốn góp một chút sức mình giúp các em nhỏ có thêm điều kiện, được trang bị thêm kiến thức vững vàng để hướng về phía trước, chạm vào ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn”, cô Thảo nói.

Hnh phúc ca ngh

Câu chuyện nghề thầy cô kể cho tôi nghe về từng học trò được thầy cô hồi tưởng lại như một cuốn phim quay chậm, ngược thời gian đầy ân tình và xúc động. Thầy Lại chợt ngừng bởi tiếng bước chân đang tiến về phía cổng nhà. Ngoài kia, một người đàn ông với bộ áo quần còn vương vữa xi măng, tay anh dắt hai đứa nhỏ đến chúc mừng thầy cô. “Thưa thầy, tôi là Lâm – cha của hai đứa nhỏ. Tôi đưa cháu đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam…”, anh Lâm ngập ngừng nói.

Nhận ra học trò của lớp, thầy Lại vui vẻ mời ba cha con ngồi chơi và trò chuyện. Anh Lâm khoe thêm với thầy cô về thành tích học tập ở trường của hai cháu. Ánh mắt anh rạng rỡ, gương mặt giãn ra tươi tắn sau một ngày lao động cực nhọc.

Anh Lâm xin phép đưa con về khi trời nhá nhem tối, vợ chồng thầy Lại nhìn theo bóng ba cha con khuất dần đầu ngõ, thầy nói: “Ngày trước, để được đến trường, thế hệ chúng tôi rất vất vả, ngày nào cũng phải đi bộ cả chục cây số, mặc nắng, mưa, bão lũ, quyết tâm kiếm cho được con chữ. Ở đây, bà con đa số còn nghèo khó, công việc và thu nhập khá bấp bênh. Nghĩ về khát khao ngày nhỏ của mình, thương các cháu nên động viên nhau cố gắng để tiếp sức cho các cháu có thêm kiến thức”.

Những đứa trẻ nghèo ở Điện Phương tiến bộ một phần nhờ sự dạy bảo của vợ chồng thầy Lại suốt 2 năm qua

Vợ chồng thầy Lại bảo, hạnh phúc nhất của người làm nghề trong Ngày Nhà giáo không phải là những món quà hay bó hoa tươi thật lớn mà đó chính là những con điểm 10 trên mỗi trang vở, trong bài kiểm tra của học trò. Tính đến thời điểm nghỉ hưu, cô Yến (cựu giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ) đã có thâm niên 36 năm đứng lớp và thầy Lại (cựu giáo viên Trường THCS Điện Minh) thâm niên 40 năm. Cô Yến cho biết, dù nghỉ hưu nhưng hai vợ chồng đều không ngừng nghề dạy học. Điều đáng mừng là cả hai thầy cô đều đã được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên việc tiếp tục đứng lớp miễn phí cho trò nghèo để truyền đạt kiến thức không gặp khó khăn nhiều.

Thầy Lại cùng vợ mở cuốn sổ ghi, vui vẻ nói: “Kết thúc năm học 2023-2024 vừa qua, có 20/90 cháu đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Đây là thành quả ngoài sự mong đợi của vợ chồng tôi khi mở lớp. Món quà này là hạnh phúc lớn và là động lực để vợ chồng tôi cũng như các đồng nghiệp tiếp tục nỗ lực hơn nữa vì học trò và chỉ ngừng dạy khi đôi chân không còn khỏe để đứng trên bục giảng”.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)