Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thăm thẳm một miền rừng

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng cây trai, cây tr cm sâu r vào lòng đt bên con sui La La ( bn Chùa, xã Cam Tuyn, Cam L, Qung Tr) không ch làm bn phn bo v sinh tn cho muôn loài gia đi ngàn Trưng Sơn xanh ngt mà còn là nim t hào ca bao đng bào Vân Kiu, Pa Kô, là nơi lưu gi nhng ký c thanh xuân ca nhng ngưi lính bao năm kiên trung chiến đu trên chiến trưng Bc Đưng 9…


Cu chiến binh Trn Kim và Nguyn Thanh Triết bên dòng sui La La

Đim ta ca ngưi lính

Ngoài 70 tuổi, cựu chiến binh Trần Kiệm mỗi năm vẫn thực hiện vài chuyến băng rừng lội suối đi tìm đồng đội của mình. Lần này ông lại lên rừng, ông gọi cho tôi trước chuyến đi vài hôm. Ông bảo, lần này ngược rừng tìm về ký ức, nơi ngọn núi con suối đã chở che ông cùng đồng đội qua những năm tháng thanh xuân từng cầm súng đánh giặc. Hành trang của ông ngày trở lại vẫn chiếc ba lô cũ sờn qua năm tháng. Chiều muộn, cuộc hội ngộ xúc động giữa hai người lính già Trần Kiệm và Nguyễn Thanh Triết như cuốn phim quay chậm về một thời chinh chiến dọc Trường Sơn. Hai mái đầu bạc ngồi bên nhau trên phiến đá nhẵn mòn giữa lòng suối mùa cạn nước. Trần Kiệm chỉ tay về phía trước, bảo nơi ấy là cây trai, cách đó không xa là cây trổ. Những địa danh gắn liền với loài cây rừng được đồng bào đặt tên từ xa xưa trở thành một phần ký ức trong họ.

Trần Kiệm kể, năm 1967 ông tình nguyện vượt sông Bến Hải vào Cam Lộ để tham gia lực lượng du kích xã Cam Mỹ (nay là Cam Tuyền). Còn ông Nguyễn Thanh Triết, một chàng trai xứ Nghệ tình nguyện nhập ngũ vào năm 1968 và trở thành lính đặc công của đoàn sông Hồng tại mặt trận Quảng Trị. Những năm chiến tranh, cả ông Kiệm và ông Triết đều thông thuộc địa bàn vùng rừng núi phía tây Cam Lộ, Gio Linh, gọi là mặt trận Bắc Đường 9 như chính quê hương của mình.

Cuộc trùng phùng nơi chiến trường xưa làm sống lại bao ký ức của hai người về những chuyến đi vòng qua “đồi máu”, suối Cu Đin, dốc Thu Bồn, cao điểm 333, dốc Ba Đỉnh, sông Ngân… Chiến trường khốc liệt, họ cùng đồng đội nhiều lần chạm mặt sinh tử với giặc ở bản Chùa – nơi con suối La La chảy vòng qua những ngọn đồi không tên, vắt ngang qua bản rồi uốn lượn dưới chân dãy 135. Ông Kiệm nói, dãy 135 là nơi để lại nhiều kỷ niệm nhất. Nơi đó mỗi đồng đội đều chọn một hốc đá làm hầm trú ẩn với mô hình kiềng ba chân để hỗ trợ nhau khi giặc đến.


Dòng sui La La nhìn t trên cao

Ông Triết tiếp lời đồng đội, chỉ tay về đoạn suối chảy sát bãi Tân Kim, giọng trầm buồn: Nơi đó 5 đồng đội tôi sau một trận công đồn vào một đêm trăng mãi mãi nằm lại. Chiến tranh qua rồi, đã không ít lần tôi băng rừng lội suối tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy được.

Tôi đã đi và nghe trn mt ngày v ký c ca nhng ngưi lính già và câu chuyn v cây trai, cây tr như linh hn ca đng bào vùng cao  bn Chùa như thế. Cht nhn ra min rng thăm thm kia như mt pho sách ln cha biết bao câu chuyn đi sng. Hiu ra s hy sinh kiên cưng ca biết bao ngưi lính, ca đng bào đ gìn gi đt quê hương.

Tôi lặng đi theo dòng ký ức của hai người lính một thời trận mạc. Con suối La La bao năm vẫn miệt mài chảy xuôi, tắm mát cho bao ruộng nương, cũng giống như bài hát “Ơi con suối La La” của nhạc sĩ Huy Thục vẫn khiến bao người xúc động…

Nim t hào ca đng bào Vân Kiu, Pa Kô

Theo chân những người lính trở lại suối La La lần này, tôi được nghe đồng bào kể thêm về lai lịch dòng suối. Trước khi được nhắc đến là địa danh nổi tiếng trong bài hát “Ơi con suối La La”, suối còn có tên gọi khác là “Khe đá lã” (Khe đá lửa). Người Vân Kiều ở bản Chùa kể rằng lý do vì con khe nhỏ chảy qua bản Chùa có một loại đá khi dùng hai viên chạm mạnh vào nhau thì sinh ra lửa. Vì vậy mọi người thường tìm đến “Khe đá lã” chọn những viên đá tốt nhất mang về để giữ lửa cho ngôi nhà của mình. Về sau người ta lại gọi “Khe đá lã” thành “khe La Lá”…

Ông Kiệm nói, ở bản Chùa, dọc dòng suối La La là nơi có rất nhiều cây gỗ trai, gỗ trổ mọc lên. Cây trở thành địa danh một vùng đất. Thuở bé, ông từng nghe bố mình kể về cây trai, cây trổ ở núi rừng Trường Sơn trong những lần đi chiến trường. Như minh chứng cho lời kể của mình, ông Kiệm dẫn tôi đến gặp già Hồ Piên người Vân Kiều ở bản Chùa. Hồ Piên chỉ cho tôi một gốc cây trai ngay đầu bản. “Người Vân Kiều, Pa Kô ở bản Chùa coi cây trai, cây trổ là tinh thần của bản làng”, Hồ Piên nói.


Gc cây trai đu bn Chùa – tng là cây c th ta bóng che ch cho đng bào trong nhng năm tháng chiến tranh oanh tc

Như được thiên nhiên ban cho sứ mệnh, cây trai thường tỏa bóng mát, đem lại cho bà con cảm giác được chở che. “Ngay cả đận giặc Mỹ cho máy bay tấn công vào bản hồi năm 1968, nhiều bà con và kể cả gia súc vẫn cố chạy ra bờ suối, hướng về cây trai để ẩn nấp. Hồ Piên cho biết, cây trai ở đầu bản có người muốn đổi một con trâu, thậm chí trả giá 30 triệu đồng, nhưng dân bản vẫn quyết giữ lại. “Nếu mất đi gốc cây trai thì sau này con cháu sẽ không thể biết nơi đâu là vùng đất cây trai”.

Người Vân Kiều ở bản Chùa còn nhắc đến cánh đồng cây trổ. Hồ Piên nói nó nằm sát ngay đầu bãi Tân Kim, gần bên khe Đá Mài. Sở dĩ có địa danh ấy vì ngày xưa có một cây trổ lớn đến mấy người ôm không hết. Bãi Tân Kim, đồng cây trổ từng là bãi đất hoang, những năm chiến tranh ông Trần Kiệm có lần leo lên ngọn cây ngành ngạnh đếm xe tăng của Mỹ lũ lượt từ Đông Hà kéo lên càn quét. Sau chiến tranh, người dân trở về bắt tay khai hoang đồng cây trổ để trồng trọt. Nay nơi đó đã trở thành cánh đồng hai vụ lúa.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)