Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thắm tình hữu nghị đôi bờ Sê Pôn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi mô hình kết nghĩa bn – bn hai bên biên gii ti nhiu bn làng thuc huyn Hưng Hóa tnh Qung Tr và huyn Sê Pôn – tnh Savannakhet – Lào bà con xem nhau như ngưi thân, cùng tham gia tích cc vào các phong trào qun chúng bo v an ninh t quc; t qun đưng biên, ct mc, gi gìn an ninh trt t thôn bn… góp phn gi vng an ninh chính tr, trt t an toàn xã hi và cùng phát trin kinh tế.


B
 đi Biên phòng Vit Nam trao hc bng khuyến hc cho hc sinh Lào

S chia đ cùng phát trin

Những ngày này, không khí ở khóm Duy Tân (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) rộn rã hơn ngày thường. Bà con đồng bào trong trang phục truyền thống qua lại đôi bờ sông Sê Pôn với nụ cười rạng rỡ. Dịp này, ngoài tuần lễ kỷ niệm 10 năm kết nghĩa cặp bản – bản cử dân hai bên biên giới và bà con bản Phường còn về Lao Bảo để nhận bò giống và học bổng khuyến học từ Bộ đội biên phòng Việt Nam. Khóm Duy Tân và bản Phường có 36 hộ dân có đất giáp biên giới, dọc theo sông Sê Pôn đã tự nguyện ký cam kết, quản lý bảo vệ đường biên và thực hiện hiệu quả trong phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên cột mốc.

Sáng sớm, khi màn mây vừa vén ngang ngọn cây, chị Nang, một cư dân đến từ bản Phường, huyện Sê Pôn, tỉnh Sa Vẳn Na Khẹt – Lào, phấn khởi nói: “Người dân bản Phường và khóm Duy Tân bao lâu nay coi nhau như anh em một nhà. Vào các dịp lễ tết hay có việc cúng giỗ gì đều qua lại. Không chỉ vậy bà con khóm Duy Tân và cả Bộ đội Biên phòng Việt Nam đều hay sang giúp đỡ chúng tôi, tặng cây giống như bời lời, sắn, chuối và bò, dê giống để phát triển kinh tế, khám bệnh cho bà con”. Cũng có mặt từ sớm để nhận học bổng khuyến học, em Ai Tia chia sẻ: “Cháu rất vui khi được nhận học bổng tiếp sức từ các chú Bộ đội Biên phòng Việt Nam. Đây là động lực để cháu cố gắng học tập. Thông thường vào các kỳ nghỉ hè hoặc tết lúa mới, cháu được bố đưa sang khóm Duy Tân để thăm bà con. Cháu còn được trưởng bản giải thích về tình anh em đôi bên biên giới và cùng chung tay giữ gìn đường biên, cột mốc”.


B
 đi Biên phòng Vit Nam tng bò ging cho bà con Lào sinh sng dc đưng biên gii đ phát trin kinh tế

Là một trong những bản kết nghĩa với bản Đen – Sa – Vẳn (huyện Sê Pôn, Lào) sớm nhất dọc tuyến biên giới, ông Hồ Văn Pổ – khóm trưởng Khóm Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo) cho biết, bà con hai bản như anh em một nhà. Nhiều bà con ở Ka Tăng sang Đen – Sa – Vẳn lập gia đình rồi ở hẳn bên ấy và ngược lại. Nên mỗi năm, cứ đến các ngày lễ, giỗ chạp là đôi bên qua về thân tình như ruột thịt. Quà tặng trao nhau thường là bao nếp hay ché rượu cần, buồng chuối rẫy… nhưng đó là cả tấm lòng. “Để giúp nhau phát triển kinh tế, bà con Ka Tăng thường mang cây, con giống sang tặng bà con bên kia biên giới. Kỉ niệm ngày kết nghĩa vừa rồi, bà con Ka Tăng cũng dành tặng Đen – Sa – Vẳn 10 chiếc máy cắt cỏ để dọn rẫy canh tác và hệ thống loa truyền thanh để cùng chung tay giữ gìn an ninh trật tự”.

Mỗi năm, đôi ba lần, bà con Ka Tăng lại đón bà con Đen – Sa – Vẳn sang thăm thân và họp bàn về công tác tuyên truyền giữ gìn đường biên, cột mốc, nhắc nhở cháu con phòng chống các tệ nạn ma túy, đưa người vượt biên trái phép. “Dân hai bản chúng tôi có truyền thống tương thân, tương ái từ lâu đời nay. Nông sản của bà con bản Đen – Sa – Vẳn làm ra đều mang sang Việt Nam bán, mua sắm đồ dùng mang về. Người dân dọc biên giới ốm đau cũng đều đưa sang trạm xá, bệnh viện ở Việt Nam để chạy chữa”, ông Ai Xum – Trưởng bản Đen – Sa – Vẳn nói.

Chung tay gi gìn đưng biên, ct mc

Quảng Trị là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng mô hình “Kết nghĩa bản – bản”, từ sáng kiến của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị. Với tuyến đường biên dài 206km, thuộc địa phận 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông tiếp giáp với huyện Sê Pôn, Mường Noòng (tỉnh Savannakhet) và huyện Sa Muồi (tỉnh Salavan). Địa hình tuyến biên giới này khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, khí hậu khắc nghiệt. Từ kết quả phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn bản khu vực biên giới thực hiện từ năm 2002, với 58/58 thôn bản giáp biên giới ký kết. Năm 2005, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Trị cùng với Savanakhet và Salavan thống nhát phát động phong trào, tổ chức ký kết nghĩ bản – bản đối diện hai bên biên giới.

Th trn vùng biên nhng ngày chuyn giao gia Đông sang Xuân, nng vàng rc. Cái bt tay ca Trưng bn Phưng Ai Xum và Trưng khóm Duy Tân H Văn Ph ngay trên ct mc biên gii tht cht. “Khi hai bên b Sê Pôn, ngưi dân xem nhau thân thương như rut tht, cùng s chia và phát trin thì s là cơ s quan trng góp phn gi vng n đnh khu vc biên gii, phc v nhim v phát trin kinh tế xã hi, nâng cao dân trí, ci thin đi sng ca nhân dân và xây đp tình đoàn kết hu ngh truyn thng gia nhân dân hai bên biên gii ngày càng gn bó, bn cht”, ông Ai Xum khng khái nói.

Riêng tuyến đường biên giữa Quảng Trị và Savannakhet – Lào có 24/24 cặp bản – bản tổ chức kết nghĩa. Thông qua các hoạt động, các bản đã tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân nắm bắt và chấp hành đúng Hiệp định về quy chế quản lý biên, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ nhau về mọi mặt, từ đó góp tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước. Ông Vông Sạ Viêng Mạ Nị – Bí Thư huyện Sê Pôn (tỉnh Savanakhet – Lào) chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá rất cao chương trình này bởi vì đây là hoạt động nhằm xây dựng tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào, giữa Quảng Trị – Savannakhet. Mô hình này nếu nhân rộng ra trên toàn tuyến biên giới sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền đường biên cột mốc và xóa đói giảm nghèo khu vực biên giới”.

Thượng tá Nguyễn Xuân Toàn – Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết: “Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu cho địa phương và trao đổi với chính quyền hai bên bổ sung những nội dung kết nghĩa xuất phát từ những yêu cầu tình hình ở biên giới của hai nước, như an ninh trật tự, phòng chống dịch bệnh cũng như phòng chống thiên tai… để phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn. Đặc biệt là phát huy sự kết nghĩa, đoàn kế của bà con nhân dân cùng với lực lượng bảo vệ biên giới hai bên để quản lí bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới mỗi nước”.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)