Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thăm “xứ sở kim chi” và diện Hanbok

Tạp Chí Giáo Dục

Hàn Quc là đim đến du lch đưc nhiu quc gia trên thế gii yêu thích. Thông qua phim nh và âm nhc, “x s kim chi” đến gn hơn vi mi ngưi bi cnh đp nên thơ, các công trình kiến trúc đc đáo, văn hóa m thc đc sc và nht là mc chi phí hp lý.


Du khách thưng thc món kim chi và nhiu món ăn đưng ph khác ti Hàn Quc

X s có 4 mùa khá rõ rt

Hàn Quốc là quốc gia nằm ở vùng khí hậu ôn đới, phân hóa thành 4 mùa khá rõ rệt. Mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5) là lúc tiết trời Hàn Quốc khá ấm áp, nắng dịu và không có mưa. Theo kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc thì tháng 3 là thời điểm lý tưởng nhất để đến “xứ sở kim chi”, bởi đây là lúc diễn ra nhiều lễ hội hoa hấp dẫn; Mùa hè (tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ khá cao, dao động từ 38-40 độ C. Không khí nóng bức, mưa nhiều, phù hợp cho các chuyến du lịch biển; Mùa thu (tháng 9 đến tháng 11) là lúc không khí mát mẻ và dễ chịu nhất, thích hợp cho các hoạt động tham quan, du ngoạn và thưởng thức ẩm thực địa phương; Mùa đông (tháng 12 đến tháng 2 năm sau) thời tiết lạnh giá, nhiệt độ thấp và có tuyết. Tuy nhiên, đây lại là khoảng thời gian lý tưởng cho các hoạt động trượt tuyết, câu cá trong băng, tắm suối nước nóng…

Đến Hàn Quốc, bạn không thể bỏ qua thủ đô Seoul – thủ đô của “xứ sở kim chi”. Seoul là một trong những thành phố hiện đại và sôi động bậc nhất ở châu Á. Tuy vậy, thành phố này vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp truyền thống, được thể hiện qua các cung điện, làng cổ, nhất là cung điện Gyeongbokgung rất thu hút du khách tại Seoul. Bên cạnh đó, nơi đây còn là kinh đô thời trang, thiên đường dành cho các tín đồ mua sắm với những trung tâm thương mại hoành tráng hay chợ đêm sầm uất; Hòn đảo Jeju cũng là điểm đến quen thuộc trong các chuyến du lịch Hàn Quốc. Được mệnh danh là “thiên đường tình yêu”, Jeju là hòn đảo lớn với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng không kém phần mộng mơ với bãi biển đẹp tuyệt; Đảo Nami là hòn đảo nhân tạo nằm ở ngoại ô Seoul, từng xuất hiện trong bộ phim truyền hình nổi tiếng “Bản tình ca mùa đông”. Khách đi du lịch Hàn Quốc không ai là không muốn ghé thăm hòn đảo này để ngắm cảnh và chụp ảnh check-in. Đặc biệt, không khí ở đảo còn rất ôn hòa và dễ chịu, thích hợp cho các chuyến du lịch nghỉ dưỡng.


Nhng chiếc tem thư cũng mang trên mình hình nh thân thương ca chiếc áo Hanbok duyên dáng truyn thng

Đến đây, du khách như được lạc vào một thước phim lãng mạn với những con đường có lá phong đỏ và lá Nomiji hình cánh sao thi nhau khoe sắc. Ngoài ra, thành phố Busan, Công viên Yongdusan cũng là những điểm mà du khách không thể bỏ qua…

Din trang phc truyn thng ca Hàn Quc

Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa riêng, độc đáo mà trang phục là những dấu hiệu quan trọng để nhận biết về các sắc thái đó. Nó biểu hiện trình độ văn minh, thị hiếu thẩm mỹ, phong cách sống, thuần phong mỹ tục của một dân tộc. Nếu như người Việt Nam chúng ta tự hào về chiếc áo dài dân tộc thì Hanbok niềm kiêu hãnh của người dân Hàn Quốc.

Là một trong 10 biểu tượng tiêu biểu của văn hóa Hàn Quốc, sánh với môn võ nghệ thuật Taekwondo, dưa muối kim chi, nhạc lễ cổ jeryeak, kịch múa mặt nạ talchum… thì Hanbok (Hàn phục) được ví như là “cửa sổ” để nhìn vào văn hóa và xã hội của đất nước này. Những hình ảnh xa xưa nhất còn lưu lại cho đến bây giờ với bộ quần áo Hanbok mà người Hàn Quốc mặc được tìm thấy trên những bức tường của lăng mộ một vị vua đã trị vì cách nay 1.600 năm. Lịch sử của Hanbok cũng song hành với lịch sử của Hàn Quốc qua các triều đại Rôgôreô, Bacagiê và Xila cho đến thời Chê-xăng và đến tận ngày nay. Hanbok đã biến thiên theo dòng chảy của lịch sử, nó thể hiện những triết lý vũ trụ của văn hóa truyền thống, phong cách sống của người Hàn và đại diện xứng đáng cho nền văn hóa lâu đời, truyền thống của dân tộc.


Du khách mc Hanbok đ chnh

Ngay từ lúc sinh ra, các trẻ em Hàn Quốc đã mặc áo Hanbok. Qua màu sắc, kiểu cách chúng ta có thể phân biệt được giới tính, tôn giáo hay địa vị xã hội của người đang mặc nó. Đến lúc trưởng thành Hanbok của người phụ nữ được biết đến với cái tên “Chima – Jeogori”, gồm một chiếc váy quấn dài quét đất chima và một áo khoác nhỏ jeogori. Còn Hanbok của nam giới gồm có chiếc áo khoác ngắn Ri-gô-ri và một quần dài là Baggi, quần của nam giới chỉ ngắn đến mắt cá chân nên không cản trở đến việc đi lại. Cả hai loại Hanbok đều có thể mặc bên trong chiếc áo dài có tên gọi là durumagi. Song, nét độc đáo của Hanbok chính là sự kết cấu về màu sắc, vừa hài hòa vừa sinh động, lại sâu lắng, đa sắc màu với những chất liệu nhuộm tự nhiên như lá, quả và vỏ cây. Sự đa dạng, phong phú, đặc sắc của Hanbok không chỉ có sự khác biệt theo giới tính nam – nữ, già – trẻ mà còn có loại dành cho đám cưới, đám ma, có loại đơn giản cho người nghèo hay sang trọng cầu kỳ của quý tộc… đều mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Các họa tiết, hoa văn trên áo thể hiện ước muốn, hy vọng của họ. Ví như hình tượng của quả nho, quả lựu trang trí trên y phục với ý nghĩa sinh sôi nảy nở; hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự giàu có và quyền lực; hay hình tượng mặt trăng, mặt trời, cây thông, cây tre, con rùa con sếu… thể hiện cho ước muốn về sự trường thọ.

Trải qua nhiều thế kỷ, các nguyên liệu để tạo nên Hanbok cũng khá đa dạng. Màu sắc và kiểu dáng của Hanbok cũng rất phong phú với nhiều hình thức và thể hiện khác nhau. Ngay cả những chiếc tem thư cũng mang trên mình hình ảnh thân thương của chiếc áo Hanbok duyên dáng truyền thống. Ngày nay, ở Hàn Quốc, cũng như nhiều quốc gia khác, trang phục phương Tây thâm nhập sâu vào cách ăn mặc của dân chúng. Khó có thể nhìn thấy người Hàn mặc Hanbok nơi công cộng, đô thị, còn chăng chỉ là ở người lớn tuổi, hoặc ở nông thôn. Và lẽ tất nhiên, với mỗi người dân Hàn Quốc, Hanbok không thể mất đi bởi đó chính là một công trình nghệ thuật chứa đựng những đường nét màu sắc của tự nhiên và trên hết là biểu tượng cho nền văn hóa của người Hàn Quốc.

Hanbok là di sản và cũng là niềm tự hào của mỗi người dân Hàn Quốc. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, nhưng những truyền thống này vẫn luôn có một vị thế nhất định trong cuộc sống của người dân. Trong hành trình đi du lịch Hàn Quốc, bạn hãy một lần mặc Hanbok để có thể cảm nhận được sự duyên dáng, ý nghĩa truyền thống lâu đời của bộ trang phục truyền thống này nhé!

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)