Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương thường xuyên tiếp nhận những trường hợp học sinh bị rối loạn tâm thần. Hầu hết những học sinh này đều là những học sinh giỏi, được bố mẹ, thầy cô và bạn bè hi vọng quá nhiều nên áp lực đè nặng lên vai của những học sinh đó.
Ngày nhập học trở thành ngày nhập viện
Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Văn Dũng, trưởng khoa tâm thần nam và nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia vừa tìm những hồ sơ bệnh án của những cô cậu học trò phát điên vì học, vừa nói “thương lắm, nếu ai nhìn thấy các em này đều phải rơi nước mắt.
Trường hợp của em Bùi Văn Minh (quê ở Thái Bình), gia đình Minh vốn có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ Minh chỉ làm nông nghiệp. Từ năm lớp 1 Minh luôn trở thành một học sinh xuất sắc nhất trường. Chưa năm nào Minh không đạt giấy khen của huyện và của tỉnh. Có những năm Minh đi thi học sinh giỏi của tỉnh cả hai môn toán và lý đều dành giải nhất.
Trường hợp của em Bùi Văn Minh (quê ở Thái Bình), gia đình Minh vốn có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ Minh chỉ làm nông nghiệp. Từ năm lớp 1 Minh luôn trở thành một học sinh xuất sắc nhất trường. Chưa năm nào Minh không đạt giấy khen của huyện và của tỉnh. Có những năm Minh đi thi học sinh giỏi của tỉnh cả hai môn toán và lý đều dành giải nhất.
Cậu trở thành niềm tự hào của gia đình. Thầy cô, bạn bè trong lớp Minh đều lấy cậu để làm một tấm gương noi theo. Ba chị gái của Minh đã phải nghỉ học giữa đường để dành tiền cho em trai có cơ hội học cao hơn.
Kỳ thi đại học, Minh thi đậu một trường đại học lớn của Hà Nội, xuất sắc với điểm thi 28,5 cho 3 môn. Cả làng, cả xã mỗi câu chuyện người ta đều ngợi khen Minh. Loa phát thanh của xã luôn luôn nêu gương Minh và gia đình cậu. Lần đầu tiên trong xã có một thanh niên xuất sắc như vậy.
Một bệnh nhân bị rối loạn tâm thần đang điều trị trong Viện Sức khỏe tâm thần |
Ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học, bố mẹ Minh rưng rưng nước mắt vì hạnh phúc. Nhưng riêng Minh, cậu chỉ im lặng không nói điều gì. Đêm đó Minh mất ngủ, rồi đến đêm thứ 2, đêm thứ 3… Cả tuần Minh mở mắt trong trong nhìn lên mái nhà. Người nhà Minh chỉ nghĩ đơn giản “có thể con lo lắng việc học hành”. Những đêm mất ngủ kéo dài khiến cậu gầy gò, xanh xao. Minh thường nói lảm nhảm, hoang tưởng mình là một vị giáo sư, tiến sĩ công nghệ thông tin nên cậu tháo tung những đồ điện trong gia đình để lắp ghép lại.
Được người quen giới thiệu nên gia đình đưa cậu đi khám sức khỏe tâm thần trước khi nhập học. Số tiền gom góp cho con nhập học bây giờ thành số tiền nhập viện. Cả làng của Minh ai cũng sốc khi nghe tin cậu bị rối loạn tâm thần. Gia đình đã xin bảo lưu kết quả thi cho Minh để cậu yên tâm điều trị bệnh. Bố Minh than thở “bây giờ tôi chẳng cần đại học, đại hành gì cả. Chỉ cần cháu trở lại như trước, cười nhiều, nói nhiều là chúng tôi mãn nguyện lắm rồi”.
Đa số là học sinh giỏi, con nhà nghèo
Bác sĩ Dũng, người điều trị trực tiếp của Minh cho biết, Minh đã điều trị mất gần 1 tháng trong viện. Nhiều trường hợp giống Minh phải nhập viện vì quá căng thẳng. Đa số các em đều là học sinh giỏi nhưng gia đình lại có hoàn cảnh khó khăn”. Những học sinh này nhập viện vì cha mẹ quá đặt niềm tin vào con cái, cha mẹ mang lại ánh sáng hào quang cho con quá nhiều nên càng khiến trẻ cố gắng, nhất là những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em càng muốn cố gắng thoát nghèo
Mỗi khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp PTTH và kỳ thi đại học, bệnh viện lại tiếp nhận những em học sinh ưu tú bị rối loạn tâm thần vì học. Năm ngoái khi kết thúc kỳ thi được hai hôm, dư âm vẫn còn chưa nguội, khoa lại phải điều trị cho một em học sinh nữ ở Nam Định.
Bệnh nhân tên Thu, bằng tốt nghiệp cấp 3 của Thu loại giỏi. Chưa hết mệt mỏi vì kỳ thi tốt nghiệp, Thu lại xoay vòng với kỳ thi đại học. Trước hôm thi môn toán, bạn bè thường nói Thu học không chắc. Thu chỉ giỏi hình học mà hình học chiếm số điểm ít trong thang điểm môn. Chính những “nhắc nhở” đó của bạn bè khiến em lo lắng. Ngày thi em chỉ ngồi gặm bút.
Bệnh nhân tên Thu, bằng tốt nghiệp cấp 3 của Thu loại giỏi. Chưa hết mệt mỏi vì kỳ thi tốt nghiệp, Thu lại xoay vòng với kỳ thi đại học. Trước hôm thi môn toán, bạn bè thường nói Thu học không chắc. Thu chỉ giỏi hình học mà hình học chiếm số điểm ít trong thang điểm môn. Chính những “nhắc nhở” đó của bạn bè khiến em lo lắng. Ngày thi em chỉ ngồi gặm bút.
Số học sinh mắc rối loạn tâm thần càng tăng |
Hết giờ thi, Thu không về nhà mà bỏ đi lang thang. Tại bệnh viện, kKhi em bình phục, các bác sĩ hỏi em có muốn thi đại học nữa không? Em chỉ cười “nhưng em sợ không đỗ sẽ bị mọi người cười”.
Những học sinh này luôn để lại ám ảnh cho các y bác sĩ trong bệnh viện. Nhiều người cảm thấy tiếc cho các em. Nếu bố mẹ không “ép” con cái trở thành những vị thần đồng, những người làm rạng danh làng xóm, dòng họ thì có lẽ không có câu chuyện đau lòng như của em Minh, em Thu.
Bác sĩ Dũng nhấn mạnh, ở cái tuổi của các em cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Các em rất dễ bị kích động và hoang mang. Nếu thấy có hiện tượng mất ngủ, gia đình nên đưa các em đến bệnh viện ngay. "Một ngày bị tâm thần, điều trị mất hàng năm”. |
Theo Lan Chi
(GDVN)
Bình luận (0)