Những phụ nữ có chống chỉ định tuyệt đối với estrogen nên thận trọng khi uống thuốc ngừa thai khẩn cấp
Tránh thai khẩn cấp bao gồm tất cả các phương pháp sử dụng sau giao hợp để tránh thai, không kể các phương pháp phá thai. Nếu đã lỡ giao hợp không bảo vệ hoặc bảo vệ không đầy đủ mà không muốn có thai thì vẫn còn có 120 giờ để tìm ra giải pháp nhằm tránh mang thai ngoài ý muốn. Do đó, giải pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong những trường hợp này.
Phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp. Ảnh: N. Phương
Nguy cơ có thai lên 3,2%
Hiện tại, có 3 phương pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cơ chế hoạt động là thuốc có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng hoặc ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng, thụ tinh hoặc làm tổ của trứng hay ảnh hưởng giới hạn trên sự trưởng thành nội mạc tử cung…
Phương pháp progestin liều cao có thể được uống một lần hoặc chia làm hai lần, uống liều đầu tiên càng sớm càng tốt sau giao hợp không bảo vệ, uống liều hai cách liều đầu sau 12 giờ. Tỉ lệ có thai sau khi dùng khoảng 1,1%. Phương pháp này hiệu quả cao hơn và ít tác dụng phụ hơn thuốc phối hợp, tuy nhiên không sẵn có như thuốc phối hợp. Còn sử dụng thuốc ngừa thai phối hợp phải uống hai liều, liều đầu tiên uống càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ, uống liều thứ hai cách liều đầu 12 giờ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai phối hợp, cần uống đủ số lượng viên thuốc theo liều hướng dẫn trên để đạt hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng phụ nhiều hơn thuốc chỉ có progestin. Tỉ lệ có thai sau khi dùng khoảng 2% – 3,2%. Phương pháp cuối cùng là đặt dụng cụ tử cung có đồng trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ.
Đây là phương pháp hiệu quả nhất, nguy cơ có thai sau khi dùng 0,1%. Phương pháp này còn giúp tránh thai lâu dài, tuy nhiên cần phải có nhân viên y tế khám và đặt. Những chống chỉ định và theo dõi giống như đặt dụng cụ tử cung để tránh thai lâu dài và rất thận trọng trên các đối tượng chưa sinh.
Nhiều phản ứng phụ
Ngừa thai khẩn cấp là phương pháp tối ưu trong trường hợp thất bại qua những phương pháp tránh thai như vỡ hoặc tuột bao cao su, sai vị trí màng ngăn, quên uống 3 viên thuốc hoặc hơn, bắt đầu vỉ thuốc mới trễ 3 ngày hoặc hơn, tiêm thuốc tránh thai trễ hơn 2 tuần (3 tháng) hoặc hơn 7 ngày (1 tháng) hoặc tính sai ngày trong phương pháp tránh thai tự nhiên, giao hợp gián đoạn thất bại…
Không cần thiết phải khám hoặc làm xét nghiệm khi dùng tránh thai khẩn cấp. Tất cả phụ nữ có thể dùng an toàn và hiệu quả, kể cả những phụ nữ không thể dùng biện pháp tránh thai bằng nội tiết lâu dài vì tránh thai khẩn cấp chỉ dùng trong thời gian ngắn.
nhiên, những trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục không nên đặt dụng cụ tử cung. Những phụ nữ có chống chỉ định tuyệt đối với estrogen (cơn nhức nửa đầu cấp tại thời điểm dùng thuốc, tiền sử bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi) nên dùng tránh thai khẩn cấp chỉ có progestin. Tránh thai khẩn cấp cũng không có tác dụng bảo vệ kéo dài đáng tin cậy ngay cả vào ngày kế tiếp.
Phụ nữ dùng biện pháp tránh thai khẩn cấp có thể bị buồn nôn, nôn, vô kinh… Nếu phụ nữ nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống nên lặp lại liều khác mà không khuyến cáo dùng thường quy thuốc chống nôn.
Xuất huyết bất thường xảy ra do thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ tự ngưng mà không cần điều trị. Chu kỳ kinh kế tiếp có thể bắt đầu sớm hơn hoặc trễ hơn dự kiến. Phụ nữ không nên xem phương pháp này như là phương pháp tránh thai lâu dài vì hiệu quả không cao và không bảo vệ được tránh thai ngay cả lần giao hợp tiếp theo.
Hiện tại, có 3 phương pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cơ chế hoạt động là thuốc có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng hoặc ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng, thụ tinh hoặc làm tổ của trứng hay ảnh hưởng giới hạn trên sự trưởng thành nội mạc tử cung…
Phương pháp progestin liều cao có thể được uống một lần hoặc chia làm hai lần, uống liều đầu tiên càng sớm càng tốt sau giao hợp không bảo vệ, uống liều hai cách liều đầu sau 12 giờ. Tỉ lệ có thai sau khi dùng khoảng 1,1%. Phương pháp này hiệu quả cao hơn và ít tác dụng phụ hơn thuốc phối hợp, tuy nhiên không sẵn có như thuốc phối hợp. Còn sử dụng thuốc ngừa thai phối hợp phải uống hai liều, liều đầu tiên uống càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ, uống liều thứ hai cách liều đầu 12 giờ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai phối hợp, cần uống đủ số lượng viên thuốc theo liều hướng dẫn trên để đạt hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng phụ nhiều hơn thuốc chỉ có progestin. Tỉ lệ có thai sau khi dùng khoảng 2% – 3,2%. Phương pháp cuối cùng là đặt dụng cụ tử cung có đồng trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ.
Đây là phương pháp hiệu quả nhất, nguy cơ có thai sau khi dùng 0,1%. Phương pháp này còn giúp tránh thai lâu dài, tuy nhiên cần phải có nhân viên y tế khám và đặt. Những chống chỉ định và theo dõi giống như đặt dụng cụ tử cung để tránh thai lâu dài và rất thận trọng trên các đối tượng chưa sinh.
Nhiều phản ứng phụ
Ngừa thai khẩn cấp là phương pháp tối ưu trong trường hợp thất bại qua những phương pháp tránh thai như vỡ hoặc tuột bao cao su, sai vị trí màng ngăn, quên uống 3 viên thuốc hoặc hơn, bắt đầu vỉ thuốc mới trễ 3 ngày hoặc hơn, tiêm thuốc tránh thai trễ hơn 2 tuần (3 tháng) hoặc hơn 7 ngày (1 tháng) hoặc tính sai ngày trong phương pháp tránh thai tự nhiên, giao hợp gián đoạn thất bại…
Không cần thiết phải khám hoặc làm xét nghiệm khi dùng tránh thai khẩn cấp. Tất cả phụ nữ có thể dùng an toàn và hiệu quả, kể cả những phụ nữ không thể dùng biện pháp tránh thai bằng nội tiết lâu dài vì tránh thai khẩn cấp chỉ dùng trong thời gian ngắn.
nhiên, những trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục không nên đặt dụng cụ tử cung. Những phụ nữ có chống chỉ định tuyệt đối với estrogen (cơn nhức nửa đầu cấp tại thời điểm dùng thuốc, tiền sử bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi) nên dùng tránh thai khẩn cấp chỉ có progestin. Tránh thai khẩn cấp cũng không có tác dụng bảo vệ kéo dài đáng tin cậy ngay cả vào ngày kế tiếp.
Phụ nữ dùng biện pháp tránh thai khẩn cấp có thể bị buồn nôn, nôn, vô kinh… Nếu phụ nữ nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống nên lặp lại liều khác mà không khuyến cáo dùng thường quy thuốc chống nôn.
Xuất huyết bất thường xảy ra do thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ tự ngưng mà không cần điều trị. Chu kỳ kinh kế tiếp có thể bắt đầu sớm hơn hoặc trễ hơn dự kiến. Phụ nữ không nên xem phương pháp này như là phương pháp tránh thai lâu dài vì hiệu quả không cao và không bảo vệ được tránh thai ngay cả lần giao hợp tiếp theo.
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ty (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM)
Theo NLĐ
Bình luận (0)