Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thận trọng với việc “nhập khẩu giáo dục”

Tạp Chí Giáo Dục

Dư lun va qua rt quan tâm đến lung ý kiến cho rng B GD-ĐT có th s thc hin vic “nhp khu giáo dc” t các nưc Bc Âu (Phn Lan, Thy Đin, Đan Mch).

Một tiết học môn hóa tại Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM). Ảnh: D.Bình

Rất nhiều người thừa nhận rằng nền giáo dục các nước Bắc Âu có nhiều điểm tiến bộ so với thế giới và các nước này thường xuyên đứng ở nhóm đầu trong các bảng xếp hạng về giáo dục. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nền giáo dục tiên tiến đó để áp dụng vào Việt Nam thì cũng có không ít ý kiến băn khoăn.

1. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc học tập và tiếp thu các điểm tiên tiến của một nền giáo dục để áp dụng vào một nước khác là điều hoàn toàn bình thường, thậm chí cần được khuyến khích. Thí dụ, cần nghiên cứu tổng thời gian học tập trên lớp của học sinh cùng lứa tuổi, cùng bậc học để xem xét xem việc phân bổ thời gian học tập của học sinh nước ta đã phù hợp chưa; trong đó, thời gian dành cho học văn hóa là bao nhiêu, tự học là bao nhiêu, rèn luyện thể chất là bao nhiêu… Hay cần thiết xem cách đánh giá học sinh của các nước như thế nào, bằng điểm số hay bằng xếp loại, nếu bằng điểm thì dùng thang điểm nào (điểm 5, 10, 20 hay 100)… Tất cả các điều đó cần được nghiên cứu thấu đáo để vận dụng linh hoạt chứ không phải là áp dụng máy móc, tràn lan.

Xét cho cùng, một nền giáo dục tiến bộ của một nước dù thành công ở nước đó như thế nào thì cũng không có nghĩa là sẽ thành công tương tự khi áp dụng vào một nước khác, bởi còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến. Chẳng hạn, yếu tố gần như có tính quyết định là điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước đó. Thí dụ, so với Phần Lan, nước ta có nhiều điểm khác biệt rõ nét: về dân số là 4,5 so với 95 triệu người, mật độ dân số là 18 so với 308 người/km2; GDP là 224 so với 594 tỉ USD (tính theo sức mua tương đương), thu nhập bình quân là 49.780 so với 6.253 USD/người/năm. Từ những đặc điểm này sẽ tác động đến những đặc điểm khác, như trình độ văn hóa, trình độ tay nghề, lối sống, sự chênh lệch về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền, khả năng tiếp cận với các phương tiện/thiết bị kỹ thuật hiện đại, việc đi lại, nhu cầu giáo dục và nhu cầu hưởng thụ… Hay trong giáo dục, một đứa trẻ ở Phần Lan có thể sẽ có điều kiện thụ hưởng những thành tựu về giáo dục có nhiều điều khác với đứa trẻ ở Việt Nam cùng độ tuổi; một giáo viên ở Phần Lan có thu nhập (trong tương quan với thu nhập chung của xã hội Phần Lan) khác với thu nhập của giáo viên Việt Nam; điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh ở Phần Lan cũng sẽ rất khác so với ở Việt Nam… Vì vậy, mô hình giáo dục của Phần Lan sẽ rất khó áp dụng được ở Việt Nam bởi những điểm khác biệt đó.

2. Một vấn đề khác là văn hóa và nền tảng xã hội, giữa Việt Nam và các nước Bắc Âu do sự cách biệt về địa lý, sự ít giao lưu trong tiến trình lịch sử, các điểm chung gần như không nhiều. Vậy liệu những nước có đặc điểm xã hội – xã hội tương đồng với Việt Nam thì có nên tiếp nhận các điểm tiến bộ về giáo dục của nước đó không, chẳng hạn với Nhật Bản, Hàn Quốc? Hoặc những nước từng có những liên hệ nhất định với Việt Nam hiện đang có nền giáo dục khá tiến bộ như Nga, Pháp, Mỹ, Úc… thì liệu có nên học cái hay của họ không? Đây cũng là điều cần suy nghĩ, khi đặt ra vấn đề “nhập khẩu giáo dục”.

Nếu có s “nhp khu giáo dc” t Bc Âu thì e rng mt vòng lun qun mi s tái din, khi quá trình thc hin bc l nhng hn chế, đòi hi phi thay thế, có khi li bng mt mô hình giáo dc đưc nhp khu t mt đt nưc, mt khu vc khác.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã từng có những lần “nhập khẩu giáo dục” khi lãnh đạo ngành giáo dục các thời kỳ đi tham quan mô hình giáo dục nước nào thì mang về một số điểm mới nào đó. Những điểm mới đó không phải là không có ích, không thiết thực nhưng lại kém hiệu quả bởi việc áp dụng khá máy móc và chưa được nghiên cứu thấu đáo. Chẳng hạn, mô hình giáo dục VNEN là một thí dụ. Hoặc sự duy trì tính liên tục, có hệ thống cũng không được thực hiện, bởi mỗi kỳ bộ trưởng có một quan điểm khác nhau và thường chọn một mô hình mới thay thế.

Do đó, nếu có sự “nhập khẩu giáo dục” từ Bắc Âu thì e rằng một vòng luẩn quẩn mới sẽ tái diễn, khi quá trình thực hiện bộc lộ những hạn chế, đòi hỏi phải thay thế, có khi lại bằng một mô hình giáo dục được nhập khẩu từ một đất nước, một khu vực khác.

3. Xét cho cùng, việc tiếp thu cái mới khó đạt kết quả như mong muốn nếu bản thân không có một nền tảng thực sự vững chắc. Hiện nay, nền tảng của giáo dục nước ta vốn dựa trên những điều kiện kinh tế – xã hội còn thiếu bền vững, chẳng hạn, cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn, trường lớp còn tạm bợ, thiếu nhiều trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học; nhiều nơi sĩ số quá đông, trong lớp có sự chênh lệch nhiều về giới tính, đặc điểm thể trạng, thể chất, năng lực…; giáo viên có nơi thiếu nhưng có nơi thừa, chất lượng chưa đồng đều, thu nhập không bảo đảm sự toàn tâm toàn ý cho hoạt động giáo dục; nhận thức của nhiều người dân đối với việc học của con em còn hạn chế… Với những điều đó thì dù đem một mô hình giáo dục tiên tiến nào vào áp dụng ở nước ta cũng khó mang lại hiệu quả thực sự.

Trong bối cảnh đó, nên chăng cần lo củng cố nội lực – tức là khắc phục các vấn đề hạn chế mang tính căn cơ của nền giáo dục – trước khi nghĩ đến việc vận dụng một mô hình giáo dục nào đó? Hay chỉ là tiếp thu từng phần nhỏ lẻ, thực sự phù hợp, cần thiết, còn hơn bê nguyên một mô hình rồi loay hoay theo kiểu “gọt chân cho vừa giày”? Đây chính là vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà!

ThS. Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)