Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Thần y” của đồng bào biên giới Ga Ry

Tạp Chí Giáo Dục

Công tác trong điu kin còn nhiu thiếu thn, nhiu năm qua trong công tác, Thiếu tá Phm Văn Hip, y sĩ Đn Biên phòng Ga Ry (xã Ga Ry, huyn Tây Giang, tnh Qung Nam) đã n lc khc phc nhng khó khăn, t trau di chuyên môn đ khám cha bnh cho đng bào min biên gii.

Y sĩ Phạm Văn Hiệp đang chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân

Giúp nhiu ca ng đc thoát i t thn

Cho đến bây giờ, nhắc đến y sĩ Phạm Văn Hiệp, nhiều bà con ở xã biên giới Ga Ry vẫn thường gọi anh là “thần y của bản”. Câu chuyện về người thầy thuốc ở miền biên cương được đồng bào nơi đây kể lại một cách trìu mến và trân trọng.

Đặt chiếc gùi xuống vệ đường, chị Ta Ngôn Thị Nhưu (37 tuổi) ở thôn G’Lao chỉ đường cho chúng tôi nơi y sĩ Hiệp đang khám bệnh cho bà con ở một nhà dân bên sườn núi, vừa nói: “Cách đây không lâu, tôi bị ngộ độc nấm nặng. Nếu không có y sĩ Hiệp, tôi không dám nghĩ bây giờ mình còn khỏe mạnh để lên nương rẫy nữa hay không”.

Trong vụ ngộ độc nấm vài tháng trước, chị Nhưu cùng với hai người dân khác ở thôn G’Lao vì hái nhầm một loài nấm độc, khi chế biến ăn xong không lâu sau đó rơi vào tình trạng co giật mạnh. “Người tôi lúc đó cứ lảo đảo, vô cùng khó chịu. Tôi nôn thốc, nôn tháo và lịm dần đi”, chị Nhưu nhớ lại.

Nhận được tin báo, y sĩ Hiệp cùng hai đồng đội khác khẩn trương chuẩn bị y cụ để cứu chữa cho bà con. Đường về bệnh viện huyện và tỉnh rất xa, nếu không kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Y sĩ Hiệp kể: “Khi đưa các ca ngộ độc nấm về trạm y tế, tất cả đến có chung tình trạng co giật mạnh, có biểu hiện mất nước, nôn sốc, tụt huyết áp, trụy tim mạch… Tôi thực hiện sơ cứu ban đầu theo phương pháp tiêm thuốc trợ tim, truyền dịch tốc độ cao để ổn định huyết áp, giải độc. Suốt đêm hôm đó tôi gần như không ngủ, túc trực để kịp thời xử lý những biểu hiện xấu về sức khỏe của bệnh nhân. Rất may, sau 4 ngày điều trị, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, huyết áp ổn định, người tỉnh táo”.

Đó chỉ là một trong hàng trăm trường hợp ốm đau, ngộ độc xảy ra ở miền biên giới này. Y sĩ Hiệp đã trực tiếp cấp cứu, giúp bà con thoát qua lằn ranh sinh tử, nhất là với các ca ngộ độc thực phẩm. “Còn nhớ cách đây vài năm, vào một đêm tối trời, mưa rừng rả rích, thấm lạnh, tôi nhận được cuộc gọi của Trạm trưởng Trạm y tế xã Ga Ry nhờ hỗ trợ vì có người bị ngộ độc thực phẩm. Tới nơi, tôi thấy khoảng 40 người đang nôn mửa và đau bụng. Sau đó được biết, bà con vừa tham gia ăn uống tại một đám cưới trên địa bàn. Nhận định, trong thức ăn có món bị nhiễm khuẩn khiến nhiều người bị ngộ độc cùng lúc, tôi nhanh chóng tổ chức phân loại, đo huyết áp và chỉ số sinh tồn. Trên cơ sở đó ưu tiên truyền dịch cho những người bị nặng tránh trường hợp để mất nước nhiều sẽ dẫn tới trụy tim mạch, những người nhẹ hơn chuyển sang dùng nước điện giải oresol. Thực tế, cơ số thuốc khi ấy không đủ đáp ứng cho lượng người lớn bị ngộ độc thực phẩm một lúc tại trạm, tôi đã áp dụng bài thuốc được học từ thầy giáo của mình khi còn học tại Trường Trung cấp Quân y trong trường hợp không đủ vật tư y tế. Thế là tôi lấy gạo mang đi vo rồi bỏ lên chảo rang khô. Tiếp đó, cho nước vào đun sôi, thêm chút muối và đường rồi chắt lấy nước, để nguội và cho những người bị ngộ độc uống. Nhờ đó, bà con đỡ dần”.

Tn tâm vi công vic

Y sĩ Hiệp cho biết, công tác khám chữa bệnh ở miền biên giới không chỉ là việc khám bệnh rồi kê đơn cho thuốc. “Bây giờ nhiều bạn trẻ học hành, đi đây đi đó thì nhận thức rõ về ốm đau bệnh tật cần đến viện để khám chữa bệnh. Nhưng với một bộ phận người cao tuổi, đôi khi ốm đau bà con thường cúng bái mà ít khi chủ động đến trạm y tế. Vì vậy, nhiều ca bệnh trở rất nặng thì mới tìm đến bác sĩ. Vì vậy, ngoài việc khám chữa bệnh, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng”.

Tranh thủ thời gian, y sĩ Hiệp đến tận từng nhà, kiên nhẫn giải thích cho bà con hiểu về việc cần khám chữa bệnh khi ốm đau. Nhiều hộ dân, đến một lần chưa thông, anh tìm đến nhiều lần sau nữa, những ví dụ cụ thể từ người ốm trong thôn bản làm dẫn chứng để thuyết phục bà con. “Công tác vận động phải thật kiên trì và tận tâm. Ngay như vụ ngộ độc tập thể mấy năm trước, nhiều người dân không chịu tiêm thuốc, truyền dịch mà muốn ở nhà tự chữa bằng thuốc của đồng bào Cơ Tu. Chúng tôi phải mất nhiều thời gian để giải thích thì bà con mới nghe theo”, y sĩ Hiệp nói.

Bên cạnh việc tập trung vào công tác chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, y sĩ Phạm Văn Hiệp còn tham mưu cho chỉ huy đơn vị có những biện pháp phù hợp để đảm bảo sức khỏe, đảm bảo cơ số thuốc, sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu. Phục vụ khám chữa bệnh cho bà con trong xã. Anh còn dành thời gian đọc tài liệu, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Với anh, người thầy thuốc dù ở cương vị nào, ở bất cứ đâu cũng cần có nhiệt huyết và sự tận tâm, yêu nghề.

Hin Lương

Bình luận (0)