Ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa cũng như hơn chục ngàn giáo viên mầm non ngoài biên chế đang trông chờ vào “phán quyết” tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tháng 12 tới đây.
Hơn 30 giáo viên trong diện hợp đồng tại trường mầm non Mậu Lâm đồng loạt bỏ dạy để yêu cầu tăng các khoản trợ cấp vì mức lương của họ quá thấp |
Trước đó, ngày trong ngày đầu khai giảng năm học mới, giáo viên mầm non ngoài biên chế ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá đã đồng loạt nghỉ dạy để kiến nghị về lương giáo viên quá thấp khiến các cô không thể đảm bảo đời sống.
Nhằm đảm bảo đời sống cho các giáo viên mầm non ngoài biên chế của huyện Như Thanh cũng như toàn bộ lực lượng này của tỉnh Thanh Hoá, Sở GD&ĐT tỉnh đã gấp rút xây dựng Đề án về giáo dục mầm non để Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét trong tháng 12 tới.
Theo đó toàn bộ số giáo viên ngoài biên chế nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa vào biên chế, kể cả số giáo viên mầm non còn thiếu trong năm học mới sẽ cho bổ sung vào biên chế luôn. Riêng việc giảm tải đối với giáo viên ngoài biên chế chỉ là giải pháp trước mắt vì phụ thuộc vào nhu cầu của phụ huynh.
Bà Phạm Thị Hằng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: “Hiện Đề án về giáo dục mầm non đang được xây dựng và sẽ thông qua vào tháng 12/2011. Trong đó Sở đã tính hết các phương án đối với các trường ở khu vực 135, bãi ngang ven biển, 30a, vùng khó khăn, xã cơ sở cách mạng các trường mầm non sẽ được chuyển sang công lập hoàn toàn. Còn lại các khu vực khác sẽ chuyển sang tự chủ một phần.
Nhằm đảm bảo đời sống cho các giáo viên mầm non ngoài biên chế của huyện Như Thanh cũng như toàn bộ lực lượng này của tỉnh Thanh Hoá, Sở GD&ĐT tỉnh đã gấp rút xây dựng Đề án về giáo dục mầm non để Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét trong tháng 12 tới.
Theo đó toàn bộ số giáo viên ngoài biên chế nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa vào biên chế, kể cả số giáo viên mầm non còn thiếu trong năm học mới sẽ cho bổ sung vào biên chế luôn. Riêng việc giảm tải đối với giáo viên ngoài biên chế chỉ là giải pháp trước mắt vì phụ thuộc vào nhu cầu của phụ huynh.
Bà Phạm Thị Hằng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: “Hiện Đề án về giáo dục mầm non đang được xây dựng và sẽ thông qua vào tháng 12/2011. Trong đó Sở đã tính hết các phương án đối với các trường ở khu vực 135, bãi ngang ven biển, 30a, vùng khó khăn, xã cơ sở cách mạng các trường mầm non sẽ được chuyển sang công lập hoàn toàn. Còn lại các khu vực khác sẽ chuyển sang tự chủ một phần.
Đối với các trường tự chủ một phần kinh phí, tùy vào vùng miền khác nhau, kinh phí hỗ trợ cùng với nhà nước là phát triển từ nguồn học phí và nguồn xã hội hóa. Tỉnh đang quyết tâm hỗ trợ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, ít nhất là nhân với 1,86 hệ số lương. Từ lâu nay trong quan điểm chỉ đạo ngoài ngân sách, thu học phí, các địa phương cân đối thêm để hỗ trợ cho mỗi giáo viên từ 100.000đ đến 400.000đ.
Tuy nhiên, nhiều địa phương khó khăn không hỗ trợ được nên đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn. Ngành cũng kêu gọi sự đóng góp từ nhiều nguồn khác nhau để cùng chung tay giúp đỡ giáo viên mầm non có đời sống đảm bảo hơn”.
Huyện Như Thanh hiện có 577 giáo viên mầm non, trong đó có 445 giáo viên ngoài biên chế. Ngay từ đầu năm học, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường tiết kiệm chi tiêu nội bộ và hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn thu hợp pháp cho giáo viên. Mức hỗ trợ cố gắng bằng 50% mức lương tối thiểu cho giáo viên mầm non ngoài biên chế (tương đương 300.000đ).
Theo (VnMedia)
Bình luận (0)