Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tháng 3 nỗi nhớ khắc tên!

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 35 năm, lch s khc ghi trn hi chiến Gc Ma, trong lòng nhng ngưi m, ngưi cha, ngưi thân và bao đng đi, ngưi dân vn nh v các anh – 64 chiến sĩ hi quân Vit Nam đã anh dũng hy sinh vì bình yên bin đo T quc…


Th vòng hoa tưng nh các lit sĩ Gc Ma trên ca vnh Đà Nng
 

Ôm bc thư như có con bên cnh

Bà Trần Thị Huệ (81 tuổi, trú phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) rưng rưng cầm bức thư của con, bước lên chiếc tàu bên chân cầu Mân Quang, hướng ra vịnh Đà Nẵng cùng Hội Cựu chiến binh (CCB) Công binh Hải quân làm Lễ tưởng niệm 35 năm hải chiến Gạc Ma năm 1988. Đã 35 năm trôi qua, nỗi nhớ về người con trai liệt sĩ Lê Thế vẫn thao thức không nguôi trong bà. “Thế là con trai đầu của tôi. Chồng mất sớm, khi đó Thế vừa lên 6 tuổi, sau nó còn 2 đứa em nhỏ. Tôi một mình gồng gánh nuôi con. Lớn lên, Thế một mực xin tôi đi bộ đội. Nhập ngũ, Thế được đi huấn luyện ở Hội An – Quảng Nam sau đó chuyển về huấn luyện tại Đồng Xanh Đồng Nghệ – Đà Nẵng rồi về đóng quân tại cảng Tiên Sa. Mỗi lần được nghỉ phép về thăm mẹ và các em nó đều tranh thủ mọi thời gian để làm cái này cái nọ giúp mẹ. Tết năm 1988, Thế ăn Tết tại đơn vị, có tranh thủ về thăm nhà và nói, ra Tết con đi vô Cam Ranh đóng quân rồi. Mùng 10 âm là cháu chuyển quân vào Cam Ranh. Rồi lần đó nó đi miết chẳng về”, bà Huệ rưng rưng kể.


Các cu chiến binh đưa nhng tm bia m khc tên 64 lit sĩ Gc Ma lên mô hình tàu HQ-604 đ tưng nh

Trận hải chiến Gạc Ma tháng 3 năm 1988, nghe tin, bà Huệ cứ hy vọng con mình bị bắt. Nhưng đợi mãi, không một dòng tin. “Thế lúc đó vừa tròn 22 tuổi. Kỷ vật duy nhất còn lại là bức thư con gửi về cho tôi vào cuối tháng 2 năm 1988, trước khi hy sinh không lâu”, bà Huệ bộc bạch.

Bức thư sau đó đã được bà Huệ tặng cho Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh (Khánh Hòa). Bà chỉ giữ lại bản photo, mỗi lúc nhớ con, bà mang ra đọc. “Thế thương mẹ lắm, trong thư cháu dặn dò các em rằng: “Anh chỉ mong hai em hãy cố gắng giúp đỡ má. Bởi vì anh em ta chỉ còn có mình má chớ mấy, nếu anh em ta không giúp đỡ má, để má già yếu, rồi đau ốm, má qua đời thì chúng ta khổ lắm đó em ạ”. Hôm biên thư, Thế còn nói khoảng một tuần lễ là từ Cam Ranh sẽ ra đảo Trường Sa. Con còn hẹn ngày trở lại đất Đà Nẵng… Rứa đó mà 35 năm rồi, tôi cứ chờ mãi vẫn chưa thấy con về”, bà Huệ lặng lẽ thả xuống dòng sông Hàn nhành hoa cúc trắng.


M Trn Th Hu mân mê lá thư – k vt duy nht ca con đ li sau khi ngã xung vùng bin thiêng liêng ca T quc

Bà Huệ kể, vài năm trước, có đoàn bộ đội ở Hà Nội vào lấy máu để làm xét nghiệm ADN, nếu trùng khớp thì thông báo gia đình. Từ đó, bà vẫn hằng mong ngóng. “Tôi nhớ và thương con. Mong được nhận con về. Tôi cũng tự hào về con, về tuổi đôi mươi con đã hy sinh cho Tổ quốc”.

Chiếc áo ca m

Ngày chàng trai Lê Văn Sự rời quê nhà ở phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) ra đảo Trường Sa, anh trao lại cho mẹ Lê Thị Muộn một tấm áo hải quân. “Khi nào nhớ con, mẹ đem tấm áo này ra ngắm sẽ vơi nỗi nhớ. Con sẽ nhanh về thôi”. Lời hẹn ấy vẫn dở dang suốt 35 năm qua khi anh hy sinh trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Vài năm trước khi gặp mẹ Muộn, bà kể lại: “Sự là con thứ 7 trong gia đình. Hôm tôi đang làm thủ tục xuất viện cho chồng thì nghe tin hải chiến Gạc Ma – nơi các con đóng quân bảo vệ biển đảo diễn ra. Tim tôi lúc đó như thắt lại. Tôi ôm chặt chiếc áo của con nguyện cầu. Chồng tôi nghe tin, bị sốc và qua đời ngay sau đó…”. Gánh nỗi đau tột cùng, nhiều đêm mẹ Muộn thẫn thờ ôm chiếc áo của con tìm hơi ấm. Vì quá nhớ thương con, một đêm mẹ Muộn lấy chiếc áo tháo rời đường chỉ, cắt may thành chiếc áo cho mình, phần còn lại mẹ may áo gối. Mẹ Muộn bảo, như thế cho vơi bớt nỗi nhớ con. 


M Trn Th Hu dâng hương tưng nim con trong ngày gi chung

Hôm tôi trở lại Hòa Cường Bắc, thăm mẹ và thắp nén nhang tưởng nhớ liệt sĩ Sự, được biết mẹ Muộn đã khuất núi 2 năm trước, ngay giữa đỉnh dịch Covid-19. Ngày mẹ đi, người thân khoác cho mẹ chiếc áo kỷ vật của liệt sĩ Sự với hy vọng mẹ yên lòng.

Trong 35 năm, hải chiến Gạc Ma để lại trong người thân, người dân và những đồng đội nỗi lòng đau đáu về những nấm mộ gió và những tấm bia khắc tên hòa vào lòng biển. Tháng 3, dưới chân cầu Mân Quang hướng ra cửa vịnh Đà Nẵng, Hội CCB Công binh Hải quân lần đầu tiên tổ chức lễ giỗ 64 liệt sĩ Gạc Ma. Bài vị 64 liệt sĩ được bày trang trọng trên mô hình tàu HQ-604 với hương hoa, ngũ quả. Trong không khí trang nghiêm, những đồng đội, người thân của các liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc lặng lẽ thả những nhành hoa tưởng niệm, tri ân các anh. Đại tá Hoàng Duy Lập – nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83 (nay là Lữ đoàn 83), Trưởng ban Liên lạc Hội CCB Công binh Hải quân TP.Đà Nẵng chia sẻ, lễ tưởng niệm được tổ chức nhằm để đồng đội, gia đình, thân nhân các liệt sĩ gặp gỡ và ôn lại sự kiện lịch sử Gạc Ma. Đây cũng là dịp để bày tỏ lòng tri ân đối với 64 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi bảo vệ chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thông điệp của buổi giỗ là lời nhắn gửi đến thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tháng 3 – nhắc về nỗi nhớ không quên.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)