Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tháng 7 về Thành cổ thiêng liêng!

Tạp Chí Giáo Dục

Trên đưng thiên lý Bc – Nam (Quc l 1A), ngang qua th xã Qung Tr, r v phía Bc 2km là đến Thành c mt thi “la – thép”. Tháng 7, dòng ngưi khp mi min đt nưc ni nhau v Qung Tr. Qung Tr không đón khách hành hương đ cu may, ngm cnh, mà đ thp nén hương, tưng nh đến các anh hùng lit sĩ đã ngã xung trên mnh đt thiêng liêng này.


Đài tưng nim các anh hùng lit sĩ  Thành c Qung Tr

Cõi thiêng Thành c

Không gian nơi đây gợi nhớ đến chiến trường Quảng Trị năm 1972 đầy khốc liệt và hào hùng, thấy được sự hồi sinh, vươn mình của một vùng đất đầy một thời mưa bơm, bão đạn. Thành cổ Quảng Trị, thật sự là điểm hẹn truyền thống của mọi thế hệ và niềm kính phục của bạn bè thế giới.

Thành cổ Quảng Trị đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Cuộc chiến đấu vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 như một dấu mốc chói lọi mà vùng đất này trải qua. Mùa hè năm 1972 (từ 28-6 đến 16-9) đã diễn ra Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đầy bi tráng, đi vào lịch sử như bản hùng ca bất tử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Để bảo vệ Thành cổ, hàng vạn chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống, đã hòa vào lòng đất mẹ, mỗi mét đất đều thấm đẫm máu của các anh. Đây chính là trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam – được mệnh danh là “mùa hè đỏ lửa”, với sự huy động hỏa lực lớn chưa từng có.

Thật vậy, những hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, khiến Thành cổ chưa bao giờ thôi thổn thức bởi những nhịp đập dưới lòng đất thiêng vẫn thầm thì qua năm tháng, in dấu qua từng di vật, lưu giữ trong từng nhành cây, ngọn cỏ, thấm đẫm những ân tình quê hương:

“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió

Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng”.

Những chiến sĩ tuổi mười tám, đôi mươi ngày ấy đã gác lại những ước mơ và hoài bão, xếp bút nghiên rời giảng đường đại học theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vào chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị, có người mãi mãi để lại tuổi thanh xuân nơi dòng Thạch Hãn, máu các anh đã in hình sóng nước, để hôm nay có người cựu chiến binh về thăm, thắp hương cho đồng đội, ngẹn ngào: “… Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm” (thơ Lê Bá Dương).

Nh nhàng nhng bưc chân…

Ấn tượng sâu lắng nhất với biết bao người khi hành hương về Thành cổ đó là ngôi mộ tập thể với lối kiến trúc mang đậm chất triết lý âm dương của phương Đông, mang ý nghĩa sâu sắc mong sao từ cõi âm, anh hồn những chiến sĩ sẽ siêu thoát, bay lên cõi vĩnh hằng, hòa vào “hào khí anh linh” của đất nước. Dưới chân ngôi mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng. Trên tầng lưỡng nghi gồm hai nửa âm và dương, như mối quan hệ mật thiết giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết. Ở cổ thành này, hiện hữu đủ những điều ấy.

Nửa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng ngôi mồ chung. Lòng ngôi mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sĩ tứ phương về ngôi mồ chung này. Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm nguyện cầu linh hồn chiến sĩ sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối…


Tác gi ti Thành c Qung Tr

Vi giá tr và tm vóc chiến công đã đưc đúc kết bng xương máu ca hàng vn chiến sĩ, đng bào c nưc và Qung Tr anh hùng, cũng như đ bo tn mt công trình kiến trúc c, Thành c Qung Tr đưc B Văn hóa – Thông tin xếp hng di tích quc gia theo Quyết đnh s 235/VH-QĐ ngày 12-12-1986. Năm 1994, Thành c Qung Tr li đưc xếp hng vào danh mc nhng di tích quc gia đc bit quan trng.

Đặc biệt nhất là con số 81 (bội số của 9 – một con số thiêng liêng trong văn hóa phương Đông) trong ngôi mộ chung này. Có tổng cộng 81 bậc thang đi lên tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị. Ngay nửa phần âm, là một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m, được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sĩ giải phóng quân từ cõi âm về cõi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa, là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh là ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên – Địa – Nhân hợp nhất với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người.

Lắng đọng nhất là hành trang người lính đặt giữa 2 trục đường giao nhau dưới lòng ngôi mồ chung. Đó là hình ảnh được đặt trong lồng kính: một chiếc mũ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Một hình ảnh rất giản dị đến nghẹn ngào, nhưng đã cùng các anh làm nên lịch sử, làm nên một “dáng đứng Việt Nam”: “Không một tấm hình không một dòng địa chỉ. Anh chẳng để lại chi trước lúc lên đường. Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.

Với giá trị và tầm vóc chiến công đã được đúc kết bằng xương máu của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào cả nước và Quảng Trị anh hùng, cũng như để bảo tồn một công trình kiến trúc cổ, Thành cổ Quảng trị được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 235/VH-QĐ ngày 12-12-1986. Năm 1994, Thành cổ Quảng Trị lại được xếp hạng vào danh mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Thành cổ Quảng Trị hôm nay đã hồi sinh, trở thành nơi hội tụ khí thiêng của đất trời và lòng người, trở thành biểu tượng, một địa chỉ tâm linh trong hành trình trở về chiến trường xưa và là điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Được sống trong hòa bình nhưng hàng triệu trái tim người Việt không thể nào quên đi quá khứ rất đỗi hào hùng này, sẽ mãi mãi là bài ca bất tử, là nơi để bồi đắp tinh thần yêu nước và niềm tự hào của thế hệ trẻ hôm nay. Xin được đốt nén hương lòng, ngan ngát hoa thơm dâng lên các anh hùng liệt sĩ.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)