Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tháng công nhân 2022: Tăng cường các biện pháp kéo giảm tai nạn lao động

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hưởng ứng tháng công nhân lần thứ 14 năm 2022, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP.HCM tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động (TNLĐ) và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.


Công nhân đng hành cùng DN khôi phc sn xut. Ảnh: IT

Công nhân đng hành cùng DN khôi phc sn xut

Ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Thực phẩm Minh Phát (TP.HCM) cho biết, từ đầu năm 2022, công ty đã xây dựng kế hoạch cho tháng công nhân lần thứ 14 (từ ngày 1 đến 31-5). Theo đó, bên cạnh các nội dung tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, kế hoạch còn có nội dung cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

“Cụ thể, hoạt động tuyên truyền được tổ chức hàng tuần với nhiều nội dung mới, đa dạng để thu hút người lao động tự nguyện tham gia. Ngoài hoạt động chung của Công đoàn cơ sở, các công đoàn bộ phận có thể đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc kéo giảm TNLĐ cũng như kiểm soát dịch bệnh. Cá nhân và tập thể có giải pháp áp dụng thực tế sẽ được thưởng và là cơ sở để nâng bậc lương trước thời hạn nhằm khuyến khích người lao động luôn sáng tạo và gắn bó lâu dài với công ty”, ông Hải nói.

Theo Ban ch đo Tháng hành đng v An toàn và v sinh lao đng Trung ương, năm 2021, c nưc xy ra 6.504 v TNLĐ khiến 6.658 ngưi b thương và ngưi chết, tng chi phí thit hi tài sn và chi phí y tế, chăm lo, bi thưng… gn 4.000 t đng.

Tương tự, nhằm chăm lo tốt hơn nữa cho NLĐ sau tác động của dịch Covid-19, nhân tháng công nhân năm 2022, công ty TNHH MTV Cơ điện Toàn Thắng (TP.Thủ Đức) đưa ra chính sách thu hút và giữ chân NLĐ bằng cách tạo điều kiện để đi học nâng cao nếu có nhu cầu. Ông Cao Thanh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc cho biết, bên cạnh các vị trí chủ chốt, công nhân, NLĐ ở các bộ phận cũng sẽ được học các khóa ngắn hạn 3-6 tháng để nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng ứng phó với tác động tiêu cực. “Dịch Covid-19 đặt ra nhiều thách thức, bài học thích ứng, linh hoạt và an toàn trước những tác động xấu cần được trang bị không chỉ cho DN mà còn ở NLĐ”, ông Tuấn đúc kết. Ông Trần Đoàn Trung – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM cho biết. Tháng công nhân lần thứ 14 năm 2022 được tổ chức rộng khắp ở tất cả các cấp công đoàn với dạng hình thức. Theo đó, từ hoạt động tuyên dương, tôn vinh NLĐ đến các hoạt động tiếp xúc, đối thoại, chăm lo, thăm hỏi động viên công nhân NLĐ tiếp tục đồng hành cùng DN khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh việc thực hiện chủ đề Tháng công nhân 2022 do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, Công đoàn và công nhân TP bày tỏ quyết tâm thực hiện chủ đề năm 2022 của TP “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư và đồng hành cùng DN”.

“Cộng đồng DN sẽ nhanh chóng khôi phục và phát triển bền vững để tạo ra nhiều việc làm hơn, ổn định hơn. Qua đó, quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện chế độ lương, thưởng, bữa ăn ca và phúc lợi NLĐ”, ông Trung kỳ vọng.

Kéo gim tai nn lao đng

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, TP hiện có trên 300.000 doanh nghiệp và 465.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh với khoảng 4,6 triệu lao động. Trong năm 2021, trên địa bàn xảy ra 54 vụ tai nạn lao động, trong đó số vụ tai nạn lao động chết người là 52 vụ. TNLĐ chủ yếu xảy ra tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó lĩnh vực gia công, sản xuất các sản phẩm bằng kim loại chiếm tới 77 vụ; lĩnh vực xây dựng có 16/52 vụ TNLĐ chết người. Tổng số tiền thiệt hại cho chi phí y tế, chi phí trả lương trong thời gian điều trị và bồi thường trợ cấp khoảng 12 tỷ đồng.

“Nếu tính cả chi phí thiệt hại tài sản thì con số này rất lớn. Nếu không may xảy ra TNLĐ, không chỉ bản thân NLĐ khổ mà gia đình họ cũng gặp khó khăn và DN cũng bị ảnh hưởng lớn về trách nhiệm, uy tín… Vì vậy, giải pháp phòng ngừa TNLĐ phải ưu tiên đặt lên hàng đầu. Bên cạnh các hướng dẫn, tập huấn về an toàn lao động, DN cũng thường xuyên tổ chức nâng cao kỹ năng, quy trình làm việc an toàn cho công nhân, người lao động”, ông Nguyễn Văn Tiến – Giám đốc kỹ thuật Công ty Xây dựng và Thi công công trình Nam Á (TP.HCM) chia sẻ.


Tai n
n lao đng trong lĩnh vc xây dng, gia công, sn xut các sn phm bng kim loi chiếm t l cao. Ảnh: T.Tri

Các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khẳng, TNLĐ gây ra nỗi đau không chỉ thể xác mà còn nỗi đau tinh thần, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống gia đình, tương lai học hành của con cái họ.

TS Đào Thu Dung – Chuyên gia an toàn lao động phân tích, chưa nói đến NLĐ là trụ cột, nếu không may bị TNLĐ mất sức, gánh nặng lại đè lên người phụ nữ hoặc cũng có thể là con cái. Nếu con cái còn quá nhỏ, vợ đau bệnh thì gánh nặng ấy lại thuộc về các tổ chức đoàn thể, hội… của địa phương, nói chung là gánh nặng cho xã hội.

“Đó là trường hợp NLĐ có hợp đồng lao động, có tham gia BHXH. Đáng lo nhất là lực lượng lao động phi chính thức đang ngày càng tăng ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và tổn thương và rủi ro lớn. Đơn cử như trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh, lao động phi chính thức cũng gặp nhiều khó khăn hơn lao động chính thức. Vì không có hợp đồng lao động, tất cả đều thỏa thuận miệng, không tham gia đóng BHXH… nếu không may bị TNLĐ thì cuộc sống bản thân và gia đình rơi vào hoàn cảnh bế tắc”, TS Dung bày tỏ sự lo ngại.

A.Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)