Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thạnh An thay áo mới

Tạp Chí Giáo Dục

Thnh An – xã đo thuc TP.HCM thay da đi tht tng ngày, là quê hương th hai ca nhiu ngưi con xa x chn đo lp nghip và cng hiến.


Ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM tng quà ca Công đoàn Giáo dc TP nhm chia s, đng viên giáo viên đang lưu trú ti nhà công v Thnh An vưt qua khó khăn, yên tâm công tác

Thạnh An có diện tích khoảng 131,41km vuông với dân số khoảng 5.000 người, chia làm 3 ấp: Thạnh Hòa, Thạnh Bình và Thiềng Liềng. Trong đó, Thiềng Liềng nằm trên đảo cùng tên, tách biệt với Thạnh An. Ngày 1-4 vừa qua, Chính phủ đã có quyết định công nhận Thạnh An là xã đảo thuộc TP.HCM, quyết định có hiệu lực từ 1-7.

c v Thnh An

Ông Trần Văn Thanh – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã đảo Thạnh An cho rằng, chính sách xã đảo là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho Thạnh An nói riêng và huyện Cần Giờ nói chung.

Theo ông Thanh, những năm 90, đời sống của bà con trên đảo còn chật vật lắm. Lúc bấy giờ, nhà cửa che chắn tạm bợ bằng tôn, lá, tối đến đèn dầu leo lét, dân cư thưa thớt chứ không đông đúc như bây giờ.

Anh Lê Văn Hòa (ấp Thanh Bình) tâm sự, “Tôi sinh ra ở Bình Phước, theo gia đình về quê ngoại Nhơn Trạch (Đồng Nai) sinh sống. Lớn lên, lại theo mẹ về Thạnh An lập nghiệp. Nhiều quê nên lần nhà có đám cưới, đám giỗ, việc đi mời thôi đã mất đứt một tuần.


Công vic đúc và x dây đan khá nh nhàng hơn đp hàu, cuc sng gia đình ch Nguyn Thùy Linh cũng tn

Nhớ lần gia đình bạn gái ra đảo thăm để biết rõ gia thế, chuyến đi với hai bận đò năm ấy lại gặp cảnh mưa gió khiến cha mẹ của bạn gái nôn mật xanh, về tìm mọi cách để con cắt đứt liên lạc”, anh Hòa kể.

“Rồi sau đó thế nào?”, tôi quan tâm, anh Hòa trả lời pha chút hài hước: “Cô gái ấy bây giờ đã có cháu nội, cháu ngoại, sống chung nhà với tôi. Hồi đó hai đứa thuyết phục mãi, mất ba năm sau ông bà mới chịu gả con”.

Nói về sự thay đổi của Thạnh An, anh Hòa kể tiếp: “Có lần bạn lính ra thăm chơi đúng mùa mưa bão không có đò vào đất liền, phải ở lại đến ba đêm. Nửa đêm, ngồi bên mâm rượu dưới ánh đèn dầu, bạn khóc ngon lành. Vậy mà nhiều năm sau bạn ra lại, tận mắt thấy sự thay đổi nơi đây, bạn thốt lên: “Lạ quá, tôi không tin vào mắt mình, chưa bao giờ nghĩ Thạnh An phát triển nhanh như thế”…”. 

49 năm sống trên đảo, quá đủ để chị Lê Thị Hai (ấp Thạnh Hòa) chia sẻ chuyện xưa chuyện nay ở đó. Cuộc sống lúc bấy giờ chật vật nên con cái lên 5 lên 7 đã theo cha mẹ xuống xuồng đi đánh bắt. Kiếm cái ăn lúc bấy giờ không khó bởi cá tôm vùng này nhiều vô kể nhưng khá giả thì không dễ khi nhà có đến 6 miệng ăn. Cũng như bao người khác, những năm 80, học đến lớp 5, cùng lắm lớp 9 là nghỉ vì không có điều kiện vào đất liền (Cần Thạnh – PV) để học tiếp chương trình phổ thông.


Mt góc đo Thnh An

“Kể chuyện cuộc sống, học hành ngày trước, trẻ không hình dung được khó khổ đến mức nào. Bây giờ trên đảo đã có Trường cấp 2-3 Thạnh An, khó khăn mấy cũng ráng cho con cái đi học để mai mốt có cái nghề lo cho tương lai. Đời mình biết đọc biết viết đã là may, thôi thì vun đắp cho con cháu”, chị Hai kỳ vọng.

Quê hương th hai

Chị Nguyễn Thùy Linh (ấp Thanh Bình) chia sẻ, ngày trước cuộc sống của người dân trên đảo, đặc biệt là phụ nữ chỉ vá lưới, đập hàu… thì nay còn có công việc đúc đan để bẫy hàu giống (tấm đan nhỏ cỡ bàn tay người lớn rồi treo lên giàn dây ngâm dưới biển để nhuyễn thể hàu trôi trong nước biển bám vào và sinh trưởng – PV).

“Thu nhập không cao nhưng ổn định, đỡ chật vật hơn nghề đập hàu, vá lưới. Hơn nữa, sau giờ học, trẻ con cũng có thể kiếm tiền mua sách vở bằng công việc cột dây đan”, chị Linh cho biết.

Thnh An – xã đo nh bé đy nng và gió, là nơi ươm mm, ch che nhiu ngưi con xa x. Đến bt k đâu  Thnh An, t trưng hc, công s đến bến tàu,  đó không khó bt gp ging nói đc trưng vùng min. H là nhng ngưi tr tng tình nguyn ra đo công tác, yêu thương cái nghĩa tình chân cht ca dân đo, đ ri mun xa không d.

Trong ký ức của cô Đinh Thị Liễu (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An) không bao giờ quên ngày đầu đặt chân đến đảo. “Sau một, hai lần ra đảo thăm bạn học, chứng kiến cuộc sống ở đây còn nhiều khó khăn, nhất là việc đi lại, đời sống tinh thần còn hạn chế. Tuy nhiên, tôi ấn tượng nhất là con người trên đảo chân chất, hiền lành. Bạn bảo về đây công tác, dù còn khó khăn nhưng sẽ rất tốt để phát triển tương lai. Thời điểm này ngành giáo dục đang thiếu giáo viên, tôi liền nộp hồ sơ và chính thức công tác từ năm 2009 và được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng từ tháng 5-2016. Chồng tôi là người Thạnh An. Tôi xem đảo là quê hương thứ hai của mình”, cô Liễu tâm sự.

Ông Trần Văn Thanh – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thạnh An tự hào: “Thế hệ sau này trên đảo có trình độ dân trí rất cao. Lĩnh vực chuyên môn nào cũng có, từ bác sĩ, kỹ sư, quản lý hành chính Nhà nước, nhà giáo… Trong số các lớp trẻ trí thức, năng động ấy, có nhiều người từ bỏ vị trí cao, thu nhập khá, tình nguyện về đảo công tác, đóng góp cho sự phát triển của xã đảo Thạnh An. Thạnh An phát triển như hôm nay nhờ sự quan tâm của lãnh đạo TP, huyện. Bên cạnh sự đó còn có sự đóng góp sức lực, trí tuệ của các thế hệ đến từ nhiều nơi”.

Trn An

Bình luận (0)