Hội nhậpGiáo dục phát triển

Thạnh An! Xa… mà gần

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thầy Dương Văn Thư - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cần Giờ (người ngồi thứ hai bên phải)Từ bến đò Cầu Đen thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, du khách mất gần một giờ xuôi theo đò dọc mới đến được xã đảo Thạnh An…

Thử thách

Tàu chạy cách bờ được khoảng 3 hải lý, tôi bắt đầu có cảm giác nôn nao khó chịu. Có lẽ đó là cảm giác đối với những người mới lần đầu đi biển như tôi. Còn với những người dân quê đảo, thì những con sóng đó “ không ăn nhằm gì”. Lên đó, phụ nữ thì tranh thủ nằm nghỉ, đàn ông thì suy tư đăm chiêu nhìn lại “bờ”! Có lẽ họ phải tính xem ngày mai tiếp tục công việc thường ngày – ra khơi đánh cá, có gặp may với biển cả để vợ con có một ngày no đủ? Họ những người “Đàn ông biển” cứ miên man với những luồng suy nghĩ, còn chúng tôi những người mới lần đầu ra biển thấy mình phải ngồi sát lại bên nhau! Ầm, roạt, âm thanh của những con sóng, ngọn gió đã làm những tấm bạt như muốn rách rời ra khỏi thân đò. Con đò hết nghiêng qua phải rồi qua trái. Khuôn mặt chúng tôi bắt đầu chuyển sang một màu xanh xanh, tai tái. Anh bạn đi cùng lỉnh kỉnh với ba lô, máy ảnh, thì thào: “sắp đến chưa?”. Một tay tôi vừa vịn chặt thành đò, tay kia ấn giữ số báo đem biếu tặng vì sợ rơi tuột mất và miệng thì trấn an anh bạn “ừ… à… chắc sắp đến nơi rồi”.  Bắt đầu có những con sóng vỗ mạnh vào thân đò hơn. Nước bắn vô mặt thấy mằn mặn, chan chát. Người chúng tôi bắt đầu co dúm lại. Người ngồi cạnh tôi thấy vậy chủ động làm quen: “Các anh mới lần đầu ra biển phải không? An tâm đi, sóng này không nguy hiểm gì đâu. Hôm nay do biển động ở phía xa nên đò mới đi chậm như thế đó. Thường thì sóng yên biển lặng tàu, đò ra vô thuận lợi lắm”. Cám ơn anh, rồi tôi chủ động hỏi tên và được biết anh là thầy giáo dạy trường THCS Thạnh An. Và câu chuyện giữa tôi và anh trở nên rôm rả hơn.  Tôi tranh thủ hỏi anh nhiều về công việc dạy học ở nơi xã đảo Thạnh An này. Anh cười thật vui và nói: “Em dạy ngoài này cách xa đất liền thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất vui vì người dân đảo rất chân thật và thân thiện. Học sinh ở đây nhiều em dù có hoàn cảnh khó khăn nhưng bù lại các em rất ngoan và học rất giỏi. Đó là những động lực giúp em thấy yêu nghề, yêu đảo”.

Vượt khó đi lên

 Em Trần Thanh Hiền (bàn đầu bên trái) trong giờ học vănTheo chân anh  chúng tôi tìm về Trường THCS Thạnh An. Đó là một ngôi trường cấp bốn cũng khá sạch đẹp, luôn gồng mình chịu những trận dông lốc của biển? Tiếp chúng tôi là thầy Nguyễn Bảo Ngọc còn rất trẻ. Qua tiếp xúc với thầy Ngọc, tôi mới thấy được nhiều điều rất đáng trân trọng ở ngôi trường này. Ngoài cơ sở chính tại xã đảo Thạnh An, trường còn cơ sở 2 ngoài đảo Thiềng Liềng với nhiều thiếu thốn. Thế nhưng trong suốt nhiều năm qua, CB, GV nơi đây đã vượt qua mọi khó khăn để đem ánh sáng tri thức cho con em nơi đây. Thầy Ngọc đưa chúng tôi đi thăm lớp, thăm trường. Nhìn cô và trò say sưa trong giờ học lòng chúng tôi như thấy ấm lên. Tại lớp 72 có em Trần Thanh Hiền, một học sinh nghèo học giỏi. Da Hiền sạm đen, tóc cháy vàng đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi nhìn thấy em. Qua giao tiếp mới thấy em “cứng cáp” hơn các bạn cùng trang lứa, có lẽ cuộc sống khó khăn đã giúp em biết vươn lên trong học tập và cuộc sống. Hiền kể: “Gia đình em là một trong những hộ khó khăn nhất của xã đảo.  Hàng ngày ba em phải vượt sóng ra khơi cùng con thuyền nhỏ xíu ọp ẹp để kiếm lấy con tôm con cá về nuôi sống gia đình. Những hôm biển động, ba em cũng ráng ra khơi, dù biết có thể nguy hiểm tới tính mạng. Gia đình em ai cũng thương ba nên chỉ biết làm tốt những công việc của mình để ba vui. Dù gia đình rất nghèo, tiền học hay những sinh hoạt phí khác nhiều khi phải trông chờ vào lòng hảo tâm của hàng xóm, nhà trường, nhưng ba em nhất quyết không cho mấy anh em của em đi làm thêm. Vì ba nói: “đời ba má đã thất học nên cuộc sống phải nhờ vào biển rất cơ cực. Muốn “vào bờ” thì các con phải học thật giỏi, để sau này thành người có ích và cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn”. Nhiều khi thương ba chúng em trốn đi làm thêm, mong phụ giúp ba một phần. Thế nhưng khi ba biết ba rất giận. Ở trường được các thầy cô  thương nên đã giúp đỡ em rất nhiều trong sinh hoạt và học tập. Vì vậy nên em phải quyết tâm học giỏi để không phụ công ơn của cha mẹ, thầy cô”. Cô Nguyễn Thị Kim Oanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 72 cho biết: “Em Hiền là một trong những học sinh ngoan, giỏi của trường. Qua công tác chủ nhiệm tôi hiểu rõ hoàn cảnh gia đình từng em. Sống và công tác ở đây hơn bốn năm, thì tôi đã có hai năm công tác giảng dạy ngoài đảo Thiềng Liềng. Nói chung đại đa số cuộc sống của các em rất cơ cực. Khi mới làm công tác chủ nhiệm lớp 72, em Hiền đã gieo vào lòng tôi một ấn tượng khó phai. Đó là vào một buổi chiều khi sân trường vắng bóng học sinh, chỉ còn lại một mình em Hiền cần mẫn tìm nhặt từng hộp nhựa, vỏ chai quanh khu vực trường tới 7 giờ tối để bán kiếm tiền phụ giúp gia đình. Qua tìm hiểu và đến nhà em mới thấy cũng như hiểu về công việc của em làm. Nhà trường đã phát động phong trào ủng hộ các bạn học sinh nghèo trong toàn trường cũng như nhờ các mạnh thường quân tặng học bổng cho em Hiền và những em có hoàn cảnh khó khăn. Qua những chương trình, hành động của thầy cô và các em mà trong năm học qua tình trạng các em bỏ học đã giảm rõ rệt, các phong trào văn thể mỹ hoạt động rất sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, tôi cũng rất mong trong năm học 2008-2009 này cô và trò chúng tôi sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo. Trong dịp ra đảo lần này với chúng tôi còn có đoàn cán bộ của Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ. Thầy Trưởng phòng GD-ĐT huyện đã đến thăm và chia sẻ với CB, GV của ba trường MN, TH, THCS ở đảo Thạnh An và đảo Thiềng Liềng. Từ những điều mắt thấy tai nghe, chắc chắn thời gian tới CSVC, đồ dùng, thiết bị dạy học cùng sự đóng góp tích cực của các cơ quan đoàn thể và các nhà hảo tâm, thầy và trò nơi đây sẽ bớt những khó khăn vất vả hơn.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Quang Huy

 

Bình luận (0)