Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Thành công của bạn bắt đầu từ đây

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều người cứ đánh đồng việc thành công trong nghề nghiệp với một chức vụ ấn tượng nào đó, hoặc cho rằng làm trong một công ty nổi tiếng thực chất tốt hơn làm việc cho một công ty không tiếng tăm. Thực tế, thành công đến dưới những vỏ bọc khác nhau. 

Đừng lan man – Tức là bạn không xác định rõ những gì mình làm 

Bạn đã từng hỏi ai hay đã có người nào đó hỏi bạn rằng: “Anh/ chị làm nghề gì?” hoặc “Anh/ chị làm cho công ty nào?”. Chắc chắn là có bởi vì chúng ta vốn coi nghề nghiệp của ai đó và thành công của họ là tương đương nhau, và chức vụ càng ấn tượng, hoặc làm việc cho công ty càng nổi tiếng thì chúng ta càng thấy thành công hơn. 

Khi bắt đầu tìm việc, điều quan trọng là bạn đừng chỉ nghĩ đến công việc sắp tới của mình mà còn phải xem mình muốn làm gì, mình sẽ như thế nào trong tương lai và bạn muốn sự nghiệp sẽ đưa mình đi đâu. Sau đó mới xem xét những khả năng có thể dẫn bạn đến đó. Bạn có thể bán hàng để kiếm tiền trong khi học thêm ngoại ngữ hoặc lấy bằng thạc sĩ. Bạn có thể làm phục vụ trong nhà hàng để học kinh doanh và một ngày nào đó có thể mở nhà hàng riêng cho mình. 

Công việc của bạn tại một thời điểm xác định nào đó không quan trọng bằng việc bạn mong đợi điều gì cho cuộc đời của mình. Và cho dù bạn ở tuổi nào, làm một nghề chẳng mấy “oai” trong khi phát triển khả năng của mình ở lĩnh vực khác thì cũng được tôn trọng như khi bạn làm cho một công ty đa quốc gia danh tiếng vậy. 

Sự nghiệp phát triển theo thời gian và điều quan trọng là bạn phải ưu tiên mục tiêu của mình hơn chức vụ hiện tại của mình. Cho dù bạn ở giai đoạn nào trong sự nghiệp của mình, từ bây giờ bạn sẽ cảm thấy vui như trẻ lại 10 tuổi nếu bạn đang làm hoặc đang tiếp tục thực hiện điều bạn thích và điều quan trọng đối với bạn. Bạn sẽ cảm thấy vui khi nhìn lại và nói với mình rằng: “Mình đã phải hi sinh vài thứ trong quá khứ để có được ngày hôm nay, nhưng như thế cũng xứng đáng.” 

Khi bạn thăng tiến trong nghề nghiệp thì cũng có thể sẽ có sự chuyển hướng. Khi còn trẻ, không ai biết chính xác mình muốn làm gì tiếp theo trong cuộc đời. Nguyên tắc ấy vẫn áp dụng cho dù bạn chỉ tập trung vào hiện tại và làm một công việc vì được trả lương cao hay vì danh tiếng của công ty, dần dần bạn sẽ thấy không hài lòng và ước gì bạn đang làm một công việc mà mình thật sự quan tâm. 

Để thành công trong quá trình tìm việc, hãy tìm ra điều gì quan trọng cho bạn và tập trung vào điều đó 

Khi bạn tìm việc làm, không gì tệ hơn là cứ chọn việc khi không tập trung. Không có định hướng cụ thể cho nghề nghiệp cũng không sao vì không thực tế khi nghĩ rằng bạn có thể lập kế hoạch cho sự nghiệp của mình một cách hoàn hảo từng ngày một. Tuy nhiên, bạn phải thật tập trung khi tìm việc. Nếu bạn cảm thấy mình đã tìm được một công việc phù hợp, bạn hãy đặt lòng nhiệt huyết cho vị trí sắp tới mà không cần phải quá lo lắng đến việc nó sẽ ảnh hưởng những mục tiêu lâu dài của mình. 

Cho dù bằng thư từ, điện thoại hay những cuộc phỏng vấn, từng điểm mà bạn giao tiếp với những nhà tuyển dụng tương lai phải cho thấy rằng bạn có mục tiêu và rằng bạn đã đến với mục tiêu ấy sau khi suy xét cẩn thận. 

Bằng cách tìm hiểu điều mà mình thích, lĩnh vực mà mình giỏi và vấn đề mình quan tâm, bạn có thể tìm kiếm và quyết định nghề nào thích hợp cho bạn. Bạn cần quyết định xem sở thích nào cần thiết trở thành một phần trong công việc của mình, nhà tuyển dụng sẽ cần kỹ năng nào của bạn, và những gì là quan trọng nhất đối với bạn – tiền bạc, lối sống, theo đuổi một sở thích cá nhân, làm điều gì đó tốt đẹp cho cả thể giới, v.v. 

Để giúp mình trả lời những câu hỏi này, bạn nên tưởng tượng mình ở những công việc khác nhau và xem xét cái bạn thích và không thích trong từng viễn tưởng. Bạn nên nghiên cứu nhiều ngành nghề khác nhau bằng cách cố gắng nói chuyện với những từ trong mỗi lĩnh vực mà bạn đang xem xét. Internet cũng có thể là một nguồn tin cậy. 

Sau khi bạn đã xem kỹ những lựa chọn của mình và quyết định ngành nghề nào cần tập trung vào, bạn hãy xác định và tiếp cận những công ty cụ thể. Bạn nên tiếp xúc và cho họ thấy rằng tại sao công việc tại công ty của họ phù hợp với mình và điều gì bạn phải thực hiện cho công việc đó.

Theo dân trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)