Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thành công gượng ép

Tạp Chí Giáo Dục

Sau mi k thi, chúng ta đã quá quen vi nhng phát biu “k thi thành công tt đp”, “k thi nh nhàng, không áp lc”…

Giám th phòng thi kim tra danh sách thí sinh trong k thi THPT quc gia 2019. Ảnh: Nguyễn Thủy

Quy trình coi thi, chấm thi THPT quốc gia 2019 được coi là nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo: “Không để sai sót trong kỳ thi THPT quốc gia. Chỉ cần sơ hở một khâu, toàn bộ kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ hỏng”. Đòi hỏi một quy trình tuyệt đối chính xác như thế chỉ có thể là máy móc vô tri, còn nếu là con người thì sai sót nếu có vẫn cần được chấp nhận ở mức độ cho phép. Rất nhiều nghi vấn đang đặt ra với những bài thi chấm phúc khảo do Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh công bố tăng điểm từ 0 điểm lên thành 8,75 điểm được đại diện Bộ GD-ĐT cho là do lỗi thí sinh tô sai mã đề, tô nhầm số báo danh và tô mờ đáp án dẫn đến việc máy quét dữ liệu bị mờ, không đọc được. Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết, việc 58 bài thi trắc nghiệm của 34 thí sinh bị điểm 0 là hiện tượng cá biệt, chỉ xảy ra ở Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh. Trong số đó có 8 bài thi điểm 0 môn giáo dục công dân sau khi chấm phúc khảo có mức chênh lệch điểm từ 5,5 đến 8,75. Một điều vô cùng lạ lùng là không hề có thí sinh nào bị điểm 0 của môn giáo dục công dân trong phổ điểm thi THPT 2019 do Bộ GD-ĐT công bố trước đó (!?)

Chúng ta cần nhìn thẳng vấn đề “lỗi do người hay lỗi do máy”, chứ không mãi “vụng chèo khéo chống” biến “quạ thành thiên nga” như hiện nay. Ông bà ta vẫn dạy: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” chứ không phải nay nói là do lỗi thí sinh, mai lại đổ lỗi cho hội đồng chấm, hay do chất lượng của giấy thi không bảo đảm. “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà/ Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy”. Chống gian lận thi cử, chống tiêu cực trong giáo dục thì việc cần làm trước tiên là giáo dục lòng trung thực cho học sinh, giáo dục lòng tự trọng, dám nhận khuyết điểm. Dù không muốn nhưng cũng cần nhắc lại vụ việc bê bối sửa điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2018 đến nay vẫn chưa xử lý triệt để. Gia đình các bị can trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La đã chủ động nộp lại số tiền nhờ nâng điểm, nhưng phía gia đình các thí sinh lại không thừa nhận là tiền của mình. Còn bản thân học sinh thì vô cảm, nhắm mắt bước chân vào trường đại học danh giá với một hành trang rỗng tuếch. Đích thân ông Hoàng Tiến Đức (Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La) đã chuyển thông tin của 8 thí sinh cho thuộc cấp để nhờ “xem trước điểm thi” mà hóa ra nâng điểm khống. Cả một Sở GD-ĐT “nhúng chàm” thì lấy đâu để nhân dân tin vào những phát biểu “thành công tốt đẹp” của lãnh đạo sau mỗi kỳ thi.

Tổ chức một kỳ thi ở quy mô quốc gia vô cùng khó khăn, vất vả, “áp lực cao, thù lao thấp”. Một con lừa chở nặng hành lý chỉ chực ngã quỵ khi đặt thêm một chiếc áo khoác lên lưng. Càng che đậy những sai sót nhỏ càng khiến cho mọi người nghi ngờ sự trung thực của toàn bộ kết quả. Vì lý do bảo mật nên mã hóa dữ liệu, mã hóa thông tin của thí sinh khi chấm thi là cần thiết. Thế nhưng, giao hết cho máy móc xử lý mà không cho phép đơn vị chấm thống kê, soát xét điểm thi thì đây lại là một nhược điểm “chết người”, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của thí sinh. Một cán bộ làm công tác chấm thi trắc nghiệm đến từ trường đại học tại khu vực phía Bắc cho biết phần mềm nhận dạng sai định vị chấm. Các bài thi bị xô lệch nên phần mềm báo lỗi. Có trường hợp quét 20 bài của thí sinh thì máy báo có tới 16 thí sinh sai số báo danh. Chưa kể đến phần mềm không phân biệt được thí sinh tự do và thí sinh thi năm nay. Phiếu trả lời là 120 phương án cho cả ba bài thi, thí sinh tự do có thể chỉ tô 40-80 đáp án, còn lại 40-80 có thể bỏ trắng. Máy lại cho rằng đó là lỗi.

Sẽ còn bao nhiêu thí sinh bị mất điểm oan nếu không được phát hiện, nếu không được chấm phúc khảo và nếu Bộ GD-ĐT vẫn chưa nhìn thấy “điểm mù” của một quy trình coi thi, chấm thi “bất khả xâm phạm”?

Lâm Vũ Công Chính
(giáo viên Trường THPT Nguyễn Du,
Q.10, TP.HCM)

 

Bình luận (0)