Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thành Nhân: “Dù mình có là ai…”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Từng thi đậu vào ĐH Khoa học Tự nhiên, nhưng cậu quyết định rời trường ngay từ năm nhất. Lên kế hoạch, Nhân bắt đầu khởi sự một hành trình ngược: Tìm việc làm trong lĩnh vực báo chí. Tự lập. Kiếm tiền. Tích lũy vốn sống và tiền bạc. Rồi du học. Rồi trở về…

Cửa vào đời luôn rất hẹp cho những người không có bằng đại học, bạn nghĩ gì khi  liều lĩnh bỏ trường ngay năm đầu tiên?  

“Dù mình có là ai, cao vọng đến đâu, thì vẫn giữ cái tâm tốt, thương yêu người khác. Như thế mới tồn tại vững được”.Thi vào ĐH Khoa học Tự nhiên đậu điểm khá cao, nhưng học năm nhất gần hết thì tôi quyết định  nghỉ. Tự phân tích tình hình lúc đó, tôi nghĩ có thể đầu óc tôi đã bị “quá tải” trong các chương trình luyện thi trước đó, hoặc là cách giáo dục ở Việt Nam không phù hợp với mình.  

Nếu đổ hết lỗi vào hệ thống giáo dục, thì tôi quả tồi tệ. Vì hàng nghìn người trước tôi đã học, đã thành tài. Vậy vấn đề nằm ở bản thân tôi, nằm ở chọn lựa ban đầu sai lầm của tôi. Biết thế thì phải giải quyết ngay, không nấn ná. Tôi quyết định nghỉ học. Với mọi người xung quanh, đó là một quyết định mạo hiểm.   

Lựa chọn như thế đồng nghĩa với việc tôi phải tự lập. Tôi cần kiếm tiền. Tất  nhiên, tôi phải đối mặt với việc người ta nhìn tôi bằng nửa con mắt, thậm chí là zero trong mắt các nhà tuyển dụng. Với tôi là quá trình gắng sức gấp đôi gấp ba người có bằng cấp.

Tại sao không là học trong nước? Tại sao bạn không đi học ngay mà phải đi làm đủ bốn năm theo kế hoạch rồi mới trở lại trường đại học?

Thành Nhân hiện đang làm biên tập viên và MC cho chương trình mang tên DriveXone phát vào lúc 5h-7h gồm những bài hát và thông tin Việt Nam và Quốc tế trên XoneFM VOV3 104.5 Mhz tại TP.HCM. Anh viết bài cho các tạp chí. Ngoài ra, anh còn là stylist cho nhiều bộ ảnh của các ca sĩ, người mẫu nổi tiếng ở TPHCM, và làm MC cho các sự kiện âm nhạc thời trang của giới trẻ.

 

Công việc đầu tiên tôi làm là cộng tác ở báo SVVN. Tôi rất mê nghề truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. Ở nước ngoài, các ngành học trong lĩnh vực này đào tạo rất bài bản.

Kế hoạch tôi vạch ra là học lên MA for Media Advertising. Có thể xin tiền gia đình hỗ trợ hoặc vay mượn để du học ngay, nhưng tôi nghĩ nếu tự mình đi làm, “cày” để save tiền sẽ tốt hơn. Đi làm cũng là đi học.

Tôi hiện đang ở năm thứ ba ở “trường-công-ty”. Sang năm sau, tiền tiết kiệm đủ, tôi sẽ lên đường để lại làm sinh viên “trường-đại-học”. Tôi tin, sau khi tốt nghiệp trở về nước thì tấm bằng và kinh nghiệm sẽ giúp tôi làm việc có chiều sâu hơn nữa. Quan trọng không kém, tôi có thể “deal” (thỏa thuận) một mức lương tương thích với bằng cấp và trình độ, không còn là vài trăm dollar lẻ như hiện tại.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Là một người trẻ, bạn nghĩ thế mạnh của bạn trong thời điểm hiện nay là gì? Bạn sử dụng thế mạnh đó ra sao?

Thành Nhân: “Hiểu tình thế, hiểu cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm và tận dụng tối đa những lợi thế của người trẻ có lẽ là thế mạnh mà tôi và các thế hệ sau tôi đang triển khai”.

 

Có một lần, tôi phỏng vấn cô bạn 9X Anais Van Ca Dao cho tạp chí Her World Việt Nam. Gặp xong về tôi mất ngủ. Sao 9X năng động quá, nói cười tự nhiên, rất tự tin vào bản lĩnh sống, nói tiếng Anh và tiếng Đức như gió, ăn mặc theo phong cách rất riêng, rất cá tính.

Còn tôi, đã 23 tuổi. Thời gian thay đổi rất nhanh. Sự thay thế của lớp sau cho lớp trước là khoảng cách rất hẹp. Hiểu tình thế, hiểu cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm và tận dụng tối đa những lợi thế của người trẻ có lẽ là thế mạnh mà tôi và các thế hệ sau tôi đang triển khai.

Những phẩm chất, thái độ mà bạn nghĩ sẽ có ích cho người trẻ trong môi trường sống cạnh tranh?

Trước đây, tôi vẫn hay tự nhủ: Mình tự đi làm, tự kiếm tiền, tự sống. Mình có thể tồn tại một mình. Chỉ cần mình cố gắng làm người giỏi nhất nhưng chẳng làm phiền hay gây hại gì đến ai. Thế là được.  

Thế nhưng, tôi sớm nhận ra sai lầm trong ý nghĩ đó. Sống là tranh đấu mà vẫn giữ được cộng sự, đối tác và bạn bè, đó mới là cạnh tranh tích cực.  

Có một lần, tôi đọc một quyển sách của một vị Đạt Lai Lạt Ma. Ông viết: “Dù gì đi nữa, xã hội con người là một xã hội tập thể. Chúng ta cần lẫn nhau để tồn tại. Đừng nên tách rời ra khỏi cộng đồng bằng sự tự cho mình là đơn độc”. Tôi chợt hiểu ra, dù mình có là ai, cao vọng đến đâu, thì vẫn giữ cái tâm tốt, thương yêu người khác. Như thế mới tồn tại vững được.   

Theo Đắc Qúy (Theo dantri)

Bình luận (0)