Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thanh niên – học sinh trong ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu

Tạp Chí Giáo Dục

ng phó và gim thiu biến đi khí hu (BĐKH) cn thông qua các hành đng c th, thay đi nhn thc ca cng đng, trong đó gii tr đóng vai trò ch đo. Đó là thông đip đưc đưa ra ti hi tho tng kết “Chương trình giáo dc môi trưng vùng đng bng sông Cu Long (ĐBSCL) do Cơ quan Phát trin Quc tế M (USAID) tài tr” (giai đon tháng 9-2022 – 9-2023). Hi tho do USAID phi hp cùng Trưng Đi hc Cn Thơ (ĐHCT) t chc tun qua ti TP.Cn Thơ.


Đi biu tham quan mô hình tái chế rác thi, sn xut phân hu cơ tan chm; sn xut vt dng bo v môi trưng… ca Khoa K thut hóa hc, Trưng Đi hc Cn Thơ

Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL được triển khai nhằm: Thay đổi nhận thức của cộng đồng, biến thành hành động cụ thể, hướng đến sự phát triển bền vững của khu vực nói riêng và cả nước nói chung.

Đại diện USAID, ông Đoàn Quốc Trung, chuyên gia quản lý Dự án giáo dục đại học, USAID Việt Nam, thông tin: Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL giai đoạn 2022-2023 có tổng ngân sách khoảng 100.000 USD. Thông qua chương trình, USAID mong muốn thúc đẩy hợp tác với ĐHCT – trường ĐH hàng đầu tại ĐBSCL trong lĩnh vực giáo dục và hành động ứng phó BĐKH.

Việt Nam được xếp vào nhóm năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do BĐKH. Trong đó ĐBSCL là nơi có 20% dân số toàn quốc đang sinh sống, được xem là vùng chịu tác động nặng nề nhất.

Thông qua các hoạt động cụ thể của chương trình, khoảng 300 thanh niên ở 13 tỉnh, thành phố tại vùng ĐBSCL được tăng cường hiểu biết và thúc đẩy chung tay cùng khắc phục BĐKH. Dự án không chỉ tập trung vào các vấn đề chung của ĐBSCL mà còn nhấn mạnh tới các vấn đề riêng biệt ở từng vùng sinh thái khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chuẩn bị, hành động ứng phó với các vấn đề BĐKH, môi trường và đa dạng sinh học trong khu vực. Cụ thể, chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL, giai đoạn 2022-2023 được thiết kế thành các hợp phần tương ứng với đặc điểm địa khí hậu khác nhau của 13 tỉnh, thành trong vùng gồm: Tiểu vùng lũ, tiểu vùng ngọt, tiểu vùng mặn.

PGS.TS Trần Trung Tính – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT cho biết: ĐBSCL là một trong những đồng bằng chịu ảnh hưởng nặng nề dưới tác động tiêu cực của BĐKH và nước biển dâng. Tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên nước mặt, xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng, cũng như những thay đổi bất thường của các điều kiện thời tiết đã khiến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản; sinh kế của người dân… ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ở Việt Nam, thanh niên chiếm khoảng 23% tổng dân số. Đây là lực lượng có vai trò quan trọng, là tác nhân của sự thay đổi, có khả năng huy động gia đình và cộng đồng cùng tham gia, cũng như nâng cao trách nhiệm của các bên có liên quan trong các hoạt động hướng đến ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH.


Sn phm ca hc sinh Trưng THPT Cái Tc (Hu Giang) vi ch đ “Nâng cao nhn thc v đa dng sinh hc”

Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL được triển khai với nhiều hoạt động ý nghĩa, từ xây dựng chương trình tập huấn giáo dục kiến thức về môi trường, BĐKH và đa dạng sinh học đến nâng cao năng lực ứng phó cho lực lượng cán bộ giảng dạy, sinh viên và học sinh. Khi tham gia chương trình, các bạn trẻ được tạo điều kiện tham gia xuyên suốt từ giai đoạn xác định vấn đề, đến xây dựng, phát triển và triển khai thực hiện các sáng kiến nhằm lan tỏa những thông điệp và giải quyết các vấn đề thực tiễn tại địa phương.

Chương trình được thiết kế theo hướng kiến tạo mạng lưới kết nối và thu hút sự tham gia của thanh niên, đến từ các chuyên ngành và các cấp học. Mạng lưới thanh niên được xây dựng có thể được xem như là một trong những thành công của chương trình trong giai đoạn hiện tại. Mạng lưới này sẽ tiếp tục được phát triển ở giai đoạn tiếp theo nhằm tạo tác động xã hội một cách sâu rộng.

Tổng kết chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL giai đoạn 2022-2023, PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường ĐHCT) nhận định: Chương trình đã thu được nhiều “quả ngọt”, với nhiều sáng kiến khả thi và bám sát nhu cầu thực tiễn từ các tác giả trẻ. Tiêu biểu như các ý tưởng về mô hình Trường học xanh. Đối với vấn đề quản lý rác và nước thải trong trường học, nhiều bạn trẻ đã có những mô hình rất sáng tạo, chẳng hạn tại Trường THCS – THPT Bình Thạnh Trung (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), các em học sinh sáng tạo mô hình Thùng nuôi trùn quế làm phân bón (để xử lý rác hữu cơ); đối với rác vô cơ, các em tái chế thành sợi nhựa, làm nguyên liệu sản xuất nhiều vật dụng như chậu bông, đèn pin, các mẫu lồng đèn Trung thu… Tại một số trường, rác thải hữu cơ được chế biến thành phân bón để chăm sóc cây trồng, hoa kiểng trong nhà trường; rác vô cơ thì xử lý bằng cách kết nối với các điểm thu mua phế liệu… Trường THPT Cái Tắc (tỉnh Hậu Giang), các em học sinh sáng tác những bức tranh để thể hiện sáng kiến về đa dạng sinh học với 5 chủ đề, gồm: Sáng kiến về bảo tồn sinh vật quý hiếm trong sách đỏ. Sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực đô thị. Lồng ghép giáo dục môi trường, bảo tồn sinh học vào các môn ở trường học. Vai trò của học sinh trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tồn đa dạng sinh học trong nhà trường (trồng nhiều cây xanh, hoa kiểng, có ý thức giữ vệ sinh môi trường; xử lý triệt để rác thải…)… “Những thông điệp bảo vệ môi trường, các ý tưởng sáng kiến của học sinh đã được lồng ghép vào chương trình giảng dạy ở nhiều trường. Trên cơ sở thành công của giai đoạn 1, giai đoạn 2 của chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL sẽ khởi động từ cuối tháng 9-2023 đến tháng 3-2025; và hứa hẹn sẽ thu được nhiều kết quả, ý tưởng tốt của các bạn trẻ về ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH, từ đó tạo động lực lan tỏa ra cộng đồng” – PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí kỳ vọng.

Đan Phưng

Bình luận (0)