Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Thành tích ấn tượng của nữ sinh không học thêm

Tạp Chí Giáo Dục

Dù chưa mt ln đến lp hc thêm nhưng Trn Th Ngc Qunh – lp 9/2 Trưng THCS Hunh Bá Chánh (Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nng) luôn đt danh hiu hc sinh gii, có nhiu đ tài nghiên cu khoa hc đot gii cao.

Mi ln có vưng mc trong hc tp, Ngc Qunh (phi) đu chia s vi cô Trà Mân đ xin góp ý, hưng dn

Ngọc Quỳnh có gương mặt thanh tú, giọng nói truyền cảm nên luôn đem đến cảm giác thân thiện, gần gũi với người đối diện. Em khiêm tốn nói về thành tích của mình nhưng nhìn vào bảng kết quả học tập, chúng tôi không khỏi ấn tượng và khâm phục. Đặc biệt, suốt các năm học THCS, Ngọc Quỳnh chưa một lần đến lớp học thêm. Nói về bí quyết học tập của mình, Ngọc Quỳnh cho biết: “Em luôn tâm niệm việc học là xuất phát từ tính tự giác và kiến thức thu được là kiến thức của mình nên luôn chủ động trong việc tìm tòi tư liệu, lắng nghe thầy cô giảng bài thật kỹ, vấn đề nào chưa hiểu thì hỏi ngay lại thầy cô. Về nhà em làm thật nhiều bài tập, phần kiến thức nào bị hỏng thì em tập trung luyện bài tập để bổ sung”. Ngoài việc học đều tất cả các môn, một ấn tượng nữa ở Ngọc Quỳnh là thành tích môn tiếng Anh của em rất cao, với điểm tổng kết hằng năm luôn từ 9 đến 9.6. Ngọc Quỳnh cho biết tiếng Anh là môn học yêu thích nên em luôn nỗ lực hết mình. Điều thú vị là từ niềm yêu thích môn học này, em tự mình dịch các bài dự thi khoa học kỹ thuật, đại sứ văn hóa đọc… sang tiếng Anh để làm video giới thiệu đề tài.

Vừa chăm chỉ học tập, Ngọc Quỳnh vừa có niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật. Em cho biết có tới 3 sáng tạo khoa học đã đoạt giải, gồm: Sáng chế dép dành cho người già – đề tài đoạt giải nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố (lớp 8); Điều chế son môi từ thực vật thiên nhiên – đề tài đoạt giải khuyến khích cấp quận (lớp 9). Đặc biệt, đề tài “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường từ mô hình tổ dân phố không rác ở tổ 24, phường Hòa Hải” đã xuất sắc giành giải nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố năm học 2018-2019. Chia sẻ về điều này, Ngọc Quỳnh cho biết em tâm đắc nhất là sáng kiến bảo vệ môi trường bằng hình thức xây dựng mô hình tổ dân phố không rác. Ngọc Quỳnh kể: Học kỳ I vừa qua, một lần em cùng nhóm bạn trên đường đi bộ đến trường thì thấy bên vệ đường các thùng rác đầy ắp, xung quanh có rất nhiều bao rác để bừa bãi trông rất mất vệ sinh. Nhìn cảnh tượng đó trong đầu em chợt nảy ra câu hỏi: “Tại sao không tìm cách hạn chế tình trạng trên?”. Ít lâu sau nhà trường phát động Cuộc thi khoa học kỹ thuật, em liền trao đổi suy nghĩ trên với cô Nguyễn Thị Trà Mân – Phó Hiệu trưởng nhà trường. Được sự ủng hộ của cô Mân, em cùng 4 bạn: Lê Gia Huệ, Lê Minh Thành Tiến, Nguyễn Công Hiếu và Trần Văn Nghĩa bắt tay vào thực hiện đề tài. Đầu tiên, nhóm lên kế hoạch, chia nhau đi phát phiếu khảo sát để tìm hiểu về nhu cầu của người dân trong việc thu gom rác, trong đó đưa ra giải pháp phân loại rác ngay tại hộ gia đình (gồm các loại rác vô cơ, hữu cơ và rác tái chế) rồi đặt vào điểm gom rác cố định, bảo đảm vệ sinh. Theo đó, mỗi ngày vào một khung giờ cố định, nhân viên trong tổ (có thể là hội viên Chi hội Phụ nữ) đi gom rác mang đến điểm tập trung. “Việc làm này vừa đảm bảo môi trường, vừa tạo công ăn việc làm cho hội viên phụ nữ trong tổ, đồng thời rác được phân tại nguồn có thể tái chế nước rửa chén sinh học để tăng thêm thu nhập cho bà con”, Ngọc Quỳnh nói. Để hoàn thành đề tài đó, nhóm mất 3 tháng ròng rã thực hiện.

Ngoài các cuộc thi khoa học kỹ thuật, Ngọc Quỳnh còn tham gia nhiều cuộc thi ý nghĩa khác như hùng biện về tiểu sử danh nhân, giới thiệu về cụ Huỳnh Bá Chánh – danh nhân mang tên trường em đang học. “Sở dĩ em chọn giới thiệu về cụ Huỳnh Bá Chánh là vì muốn giới thiệu đến bạn bè về kiến thức lịch sử cũng như ngôi trường của mình”, Ngọc Quỳnh chia sẻ. Mỗi sự chọn lựa của Ngọc Quỳnh đều mang một ý nghĩa riêng, có chiều sâu nhân văn. Ở cuộc thi đại sứ văn hóa đọc do thành phố phát động, em đã kể về cuốn truyện “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, và đưa ra nhiều giải pháp hữu ích. Ngọc Quỳnh cho biết: “Theo em, văn hóa đọc có thể phát triển nếu như có giải pháp cụ thể. Ví dụ như ở cấp độ gia đình, để khuyến khích văn hóa đọc thì mỗi thành viên thường xuyên chia sẻ với nhau về sách hay, tặng nhau sách. Mỗi tháng ông bà, ba mẹ nên dẫn con cháu đến tiệm sách một lần. Ở trường thì nên đặt các tủ sách để khuyến khích việc đọc…”. 

Chia sẻ thêm về dự định trong tương lai, Ngọc Quỳnh cho biết em rất muốn trở thành một phiên dịch viên để giới thiệu truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam cũng như Đà Nẵng đến với bạn bè quốc tế!

Hàn Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)