Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thanh toán không tiếp xúc lên ngôi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đi dch Covid-19 đã thay đi thói quen s dng tin mt trong các giao dch. Đây là cơ hi đ thương mi đin t phát trin và thanh toán s chiếm ưu thế.


Ngày càng có nhiều người tiêu dùng thanh toán qua internet banking thông qua thiết bị di động

Thay đi thói quen mua sm

Mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị thông minh không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Tỷ lệ này tăng mạnh là khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Riêng tại TP.HCM, giãn cách xã hội kéo dài 4 tháng nên hầu hết người dân đã mua sắm tại các sàn thương mại điện tử, siêu thị, mạng xã hội thông qua thiết bị di động.

Ông Nguyễn Mạnh Trung – Công ty Cung ứng giải pháp công nghệ thương mại điện tử One Solution – nhận định, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng trong nguy có cơ, có thể thấy rõ nhất là thương mại điện tử chiếm ưu thế. Dịch kéo dài, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, người người, nhà nhà đều mua hàng qua các sàn thương mại điện tử, các app của siêu thị… Đến khi TP mở cửa trở lại thì người dân vẫn giữ thói quen mua sắm trên mạng xã hội vì tiện lợi và an toàn. Như vậy có thể nói, dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhanh chóng thói quen mua sắm trực tuyến cũng như thanh toán không dùng tiền mặt của người tiêu dùng. Thói quen này đã đưa thương mại điện tử đến một giai đoạn phát triển mới với xu hướng công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Theo ông Trung, nắm bắt xu hướng này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang “đổ bộ” vào Việt Nam cung cấp các giải pháp công nghệ cho nền tảng thương mại điện tử. Bên cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm trực tiếp, trực tuyến, hiện một số quốc gia đã tiến xa hơn với hình thức mua sắm trực quan. Theo đó, người tiêu dùng có thể tương tác, xem chi tiết, chất lượng sản phẩm cần mua như khi xem trực tiếp tại cửa hàng thông qua các hình ảnh, video, trải nghiệm thực tế ảo…

Ở góc độ nhà cung cấp nền tảng công nghệ thương mại điện tử, ông Trung đánh giá, hiện trong nước đã có một số nền tảng thương mại điện tử hoạt động tốt, thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng trong suốt thời gian dịch Covid-19 kéo dài. Ở đó cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp, của nhà nông với hàng trăm nhãn hàng thực phẩm và nông sản sạch. Tuy nhiên, một số nền tảng còn hạn chế các tính năng và đây chính là điểm thua so với các sàn thương mại điện tử khác, đó là chưa được tích hợp mã QR, cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin và nguồn gốc xuất xứ thông qua website hoặc ứng dụng di động.

Anh Ngô Hoàng Thắng – chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI) – khẳng định, hiện các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng là nhờ vào nền tảng công nghệ. Đây là yếu tố đầu tiên, quyết định để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu, không bàn cãi. Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp tập trung đầu tư giải pháp công nghệ thương mại điện tử, song không phải giải pháp công nghệ và công cụ hỗ trợ nào cũng phù hợp với thực tế.

“Trước sự thay đổi chóng mặt của thị trường, giải pháp công nghệ mới với nhiều tính năng hấp dẫn sẽ mang lại hiệu quả lớn trong kinh doanh trực tuyến, tránh lãng phí tiền của cũng như con người”, anh Thắng nhấn mạnh.

Thanh toán không dùng tin mt chiếm ưu thế

Tại Việt Nam, thanh toán qua thẻ, ví điện tử đang ngày càng được người dân ưa chuộng bởi tính tiện ích, an toàn của nó. Dịch Covid-19 kéo dài, mua sắm trực tuyến tăng mạnh nên thanh toán không dùng tiền mặt càng phổ biến.

Chị Nguyễn Thị Thúy – giáo viên mầm non tại Q.7 – chia sẻ: “Lâu nay khi thanh toán các loại hóa đơn điện, nước, tôi thường đến các điểm thu hộ. Thực tế cũng không bất tiện mấy vì sẵn đi siêu thị mua thực phẩm rồi đóng tiền luôn. Nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhằm hạn chế tiếp xúc cũng như không mất nhiều thời gian đi lại, tôi đã thực hiện thanh toán qua internet banking, rất an toàn và tiện lợi…”.

CÁCH NÀO S DNG VÍ ĐIN T TIN LI, AN TOÀN?

Ví điện tử ngày càng trở nên quen thuộc tại Việt Nam. Hiện nay trên thị trường có hơn 20 ví điện tử. Để sử dụng ví điện tử tiện lợi, an toàn, các chuyên gia tài chính ngân hàng khuyến cáo người tiêu dùng: Không chia sẻ tài khoản ví điện tử cho người khác nhằm tránh rủi ro người lạ truy cập để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Mã OTP là lớp bảo vệ thứ hai sau mật khẩu của ví điện tử nên tuyệt đối không để lộ mật mã OTP, kể cả với người quen. Điều này góp phần ngăn chặn những rủi ro cho chủ ví nhằm hạn chế tình trạng kẻ gian xâm nhập để lấy thông tin hoặc tiền trong tài khoản; Các ví điện tử được phát hành hiện nay thường chỉ đặt 1 mật khẩu để có thể mở khóa ví và thực hiện các giao dịch thanh toán. Một số ví điện tử khác có thêm bảo mật OTP để có thể mở được khóa ví. Do đó, mật khẩu là thông tin rất quan trọng cần được bảo mật. Để tăng độ bảo mật, chủ ví nên thay đổi mật khẩu ít nhất 2 lần/tháng. Mật khẩu nên có cả số, chữ và những ký tự, tránh lựa chọn những mật khẩu quá dễ nhớ hoặc liên quan đến lý lịch cá nhân. Đồng thời chủ ví cũng nên cài đặt một số chương trình phòng chống virus và đánh cắp dữ liệu. Việc lộ thông tin của ví điện tử là hoàn toàn có thể xảy ra nếu người dùng để virus xâm nhập vào hệ thống máy tính hoặc điện thoại của mình thông qua việc truy cập vào những trang web lạ hay tải những ứng dụng không rõ nguồn gốc; Chọn sử dụng ví điện tử uy tín, an toàn, bảo mật cao. Đó là ví điện tử được chứng nhận bởi các tổ chức có uy tín trên thế giới về độ an toàn bảo mật, được nhiều người tin dùng và sử dụng phổ biến…

P.V

Các chuyên gia cũng khẳng định, nếu không có dịch Covid-19, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán số vẫn phát trỉển ở Việt Nam, tuy nhiên tốc độ chậm hơn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê, số lượng giao dịch bằng tiền mặt giảm đáng kể so với thời điểm trước dịch Covid-19. Theo đó, người tiêu dùng đã chuyển sang hình thức thanh toán qua thẻ hoặc ví điện tử.

Bà Đặng Tuyết Dung – Giám đốc Visa Việt Nam và Lào – cho biết, qua nghiên cứu về thói quen và thái độ của người tiêu dùng đối với thanh toán trong tháng 8 và 9-2021 cho thấy, thói quen thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể với tác động của dịch Covid-19. Nghiên cứu này được thực hiện trên 6.200 người ở các nước như Việt Nam, Singapore…. Theo đó, thời điểm trước dịch, cứ 10 thanh toán thì có 6,8 thanh toán bằng tiền mặt nhưng hiện nay thanh toán bằng tiền mặt chỉ còn 5,4 và dự báo sẽ giảm nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Nghiên cứu này cũng đưa ra kết quả: 56% người tiêu dùng trả lời đã giảm giao dịch bằng tiền mặt; 65% người trả lời giảm tiền mặt trong ví và chuyển sang các hình thức thanh toán hiện đại khác…

Các chuyên gia cũng nhận định, trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ 4.0 được ứng dụng xây dựng ngân hàng thông minh, mang lại nhiều tiện ích, an toàn hơn cho người tiêu dùng thì thanh toán không dùng tiền mặt sẽ chiếm ưu thế.

A.Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)