Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Thanh tra, giám sát bài bản thi THPT quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

Dù s GD-ĐT đưc giao ch trì t chc thi và chm thi môn t lun hay trưng ĐH ch trì chm thi trc nghim thì trưc hết nhng ngưi đưc phân công phi làm tròn trách nhim. Bên cnh đó, vic phi hp, giám sát, thanh tra luôn luôn phi đưc đt lên mc đ rt cao…

Thí sinh trong buổi nghe tư vấn thông tin tuyển sinh trước khi đăng ký xét ĐH-CĐ 2019

Ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) nhận định như trên, đồng thời cho rằng việc giao sở GD-ĐT chủ trì hay giao cho trường ĐH chủ trì không có nghĩa đã tuyệt đối yên tâm.

Phi hp nhiu gii pháp

Ông Trinh cho hay, công tác giám sát, thanh tra sẽ được tiến hành một cách căn cơ, bài bản và khách quan; có sự trợ giúp của các thiết bị kỹ thuật. Với cách phối hợp nhiều giải pháp như vậy, việc giao cho sở GD-ĐT hay trường ĐH chủ trì các khâu cụ thể của kỳ thi mới yên tâm.

Theo ông Mai Văn Trinh, đến thời điểm này, có thể nói công tác tổ chức, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 đang đi đúng kế hoạch. Tất cả các tỉnh, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, đã tiến hành họp trực tuyến với Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 để triển khai các công việc theo kế hoạch. Hiện công tác đăng ký dự thi đã hoàn thành, diễn ra thuận lợi, cơ sở dữ liệu bảo đảm, chính xác và được bảo mật. Các khâu chuẩn bị cho kỳ thi đang được triển khai theo đúng kế hoạch, các địa phương chủ động chuẩn bị rất tốt.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-6. Tổng số thí sinh tham dự kỳ thi này là hơn 880.000, trong đó 74% thí sinh đăng ký dự thi để lấy điểm xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ. Năm nay, 5 tổ hợp truyền thống vẫn chiếm 90% lượng đăng ký,  các tổ hợp còn lại chỉ chiếm 10%. Có thể thấy các tổ hợp truyền thống là điều kiện xét tuyển của đa số các ngành đều đã được sử dụng xét tuyển tương đối tốt.

Chn nhng cá nhân có trách nhim tham gia t chc thi

Ông Mai Văn Trinh thông tin thêm, trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2019, quy chế thi quy định rất rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng tổ chức tham gia vào các khâu của kỳ thi. Các giải pháp kỹ thuật đã được đưa ra. Nhưng theo ông Trinh, dù quy trình, quy chế đã đầy đủ nhưng yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất, quyết định cho thành bại của kỳ thi. Do đó, cán bộ được chọn tham gia tổ chức thi phải có lập trường tư tưởng tốt, trách nhiệm cao, đặc biệt am hiểu về chuyên môn kỹ thuật trong phần việc mình được phân công; phải làm tốt công tác tập huấn kỹ thuật. Song song đó, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý luôn luôn phải đi song hành với tất cả các hoạt động của kỳ thi.

Riêng về việc ngăn chặn thí sinh sử dụng các thiết bị gian lận trong thi cử, ông Mai Văn Trinh nhìn nhận, thiết bị gian lận thi cử là một thách thức, nhất là trong giai đoạn hiện nay vì các thiết bị công nghệ cao rất đa dạng, dễ tiếp cận. Vì vậy năm nay, Bộ GD-ĐT đã sớm phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan liên quan của Bộ Công an để tiến hành tập huấn kỹ thuật, một mặt trao đổi những kinh nghiệm, kỹ năng để phát hiện và phòng ngừa các thiết bị này, mặt khác cung cấp những dẫn chứng cụ thể để giúp cán bộ coi thi nhận diện, phát hiện các thiết bị gian lận có thể xảy ra. Tuy nhiên, công tác này chỉ có thể hoàn thành tốt nếu cán bộ coi thi trong mỗi phòng thi làm hết trách nhiệm. Bên cạnh đó là việc thanh tra, giám sát được đẩy mạnh mới có thể hy vọng khắc phục được việc này.

Ông Trinh còn gửi thông điệp, gửi gắm trách nhiệm đến cả thí sinh, để các em thấy được rằng nếu các em có ý định gian lận thi cử sẽ bị phát hiện, bị xử lý nghiêm, phải chịu trách nhiệm và cũng là người chịu thiệt thòi nhất. Do đó các em cần chuẩn bị tâm thế tốt nhất, đến trường thi với sự tự tin, trung thực nhất… để đạt kết quả mong muốn.

Thc Trân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)