Gần đây, thanh tra của Bộ GD-ĐT dường như chỉ phát huy "tác dụng" khi các vụ việc được báo chí phanh phui. Nói đúng hơn, Bộ có kiểm tra định kỳ theo kiểu "đến đầu năm học lại… đi!". Nếu phát hiện sai thì nhắc nhở kín, không công khai. Còn những "vụ" trót lộ thì đoàn về với kết luận "trống trơn", chẳng ai sai, cũng không ai chịu trách nhiệm.
Xin dẫn một vài ví dụ để thấy chức năng "cưỡi ngựa xem hoa" của khi thanh tra, kiểm tra.
Hàng ngàn sinh viên (SV) Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng phát sốt với học phí cao ngất và nhiều khoản phụ phí khác. Báo chí vào cuộc, Bộ kiểm tra và ngày 20-10 đưa ra kết luận chóng vánh "trường chưa công khai mức thu học phí và các khoản đóng góp trên web của trường, đồng thời chưa xây dựng được cụ thể danh mục đầu tư từ nguồn tăng học phí".
Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng "lách luật" bằng cách chia nhỏ học phí thành "phí học" và tiền cơ sở vật chất khiến khoản tiền hằng tháng SV phải đóng vượt quy định trần học phí đối với trường công. Mức thu học phí ĐH là 110.000 đồng/tín chỉ, CĐ là 105.000 đồng/tín chỉ – (trong mỗi tín chỉ ĐH, CĐ có 40.000 đồng chi cho điện, nước…)
Hàng ngàn sinh viên (SV) Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng phát sốt với học phí cao ngất và nhiều khoản phụ phí khác. Báo chí vào cuộc, Bộ kiểm tra và ngày 20-10 đưa ra kết luận chóng vánh "trường chưa công khai mức thu học phí và các khoản đóng góp trên web của trường, đồng thời chưa xây dựng được cụ thể danh mục đầu tư từ nguồn tăng học phí".
Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng "lách luật" bằng cách chia nhỏ học phí thành "phí học" và tiền cơ sở vật chất khiến khoản tiền hằng tháng SV phải đóng vượt quy định trần học phí đối với trường công. Mức thu học phí ĐH là 110.000 đồng/tín chỉ, CĐ là 105.000 đồng/tín chỉ – (trong mỗi tín chỉ ĐH, CĐ có 40.000 đồng chi cho điện, nước…)
Trường ĐHCN TP.HCM thu học phí cao hơn trần quy định của Chính phủ
là "không tăng so với năm học 2008-2009"?
Nhưng, cũng vẫn kết luận đoàn kiểm tra của Bộ công bố ngày 20-10, trường không tăng học phí so với năm học 2008-2009 (70.000 đồng/tín chỉ ĐH và 65.000 đồng/tín chỉ CĐ, tương đương 2,4 triệu đồng/năm).
Rồi "thanh minh" thay cho trường rằng: "Trường là đơn vị tự chủ tài chính, từ năm 2006 đến nay, hằng năm ngân sách nhà nước chỉ cấp 12 tỷ đồng (bình quân mỗi SV là 26.000 đồng/tháng) và là trường thuộc khối ngành kỹ thuật nên để đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nên mỗi năm trường thu thêm phần kinh phí hỗ trợ đào tạo…".
Trước đó, tại buổi họp báo tháng 10 (ngày 21-10) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Ngữ nói chắc như "đinh đóng cột": "Ngoài học phí, các trường không được thu thêm các khoản khác!".
Thế nhưng, thực tế các trường thu thêm các khoản khác cũng không sao?
Chưa hết, khẩu hiệu "3 công khai" được gióng lên yêu cầu các trường thực thi trong năm học 2008-2009, nhưng đến đầu năm học 2009-2010 kết quả kiểm tra của Bộ tại 12 cơ sở giáo dục ĐH trên cả nước cho kết quả: Các trường triển khai còn mang tính hình thức.
Vậy là ở đây, cũng chẳng ai sai, chẳng ai bị phê bình, cũng chẳng ai bị hạ thi đua…
ĐH "3 không" thành "3 có"?
Dư luận cũng chưa hết ngạc nhiên khi chỉ sau chưa đầy 2 ngày ngày kiểm tra, Trường ĐH Phan Thiết từ "3 không" đã trở thành ĐH "3 có".
Từ chỗ Trường ĐH Phan Thiết không có đủ giảng viên, không có đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, không có hệ thống chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo theo quy định, đã trở thành: "Thừa giảng viên, thừa phòng học và có đủ điều kiện cơ sở vật chất, giáo trình thư viện…".
Kết luận tốt đẹp về Trường ĐH Phan Thiết được đoàn thanh tra của Bộ đưa ra chỉ sau 1 ngày kiểm tra những "lình xình" của trường mà báo chí phanh phui không thể không khiến những người quan tâm đặt dấu hỏi về quy trình lẫn con người thực thi.
Để chuẩn bị cơ sở vật chất thì nếu có tiền chỉ trong 1 tháng là trang bị đủ. Nhưng, mời đủ 63 giảng viên cơ hữu và ký hợp đồng thỉnh giảng cho 102 người thì trong 3 tháng, liệu dễ kiếm được?
Việc khai khống giảng viên cơ hữu để xây dựng đề án mở ngành, mở trường không còn là chuyện hiếm.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Trần Thị Hà cũng thừa nhận, đã có trường vì "nóng vội" muốn mở ngành nên khai "khống" đến vài trăm giảng viên nhưng khi yêu cầu gửi danh sách thì "lặn không sủi tăm".
Điều đó, chứng tỏ nghiệp vụ thanh tra, thẩm định không nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD-ĐT. Vấn đề là Bộ có làm nghiêm?
Những câu chuyện của một số trường ĐH "lách luật", hoạt động không đúng như cam kết không phải Bộ GD-ĐT không nhìn ra. Nhưng với cách làm xuê xoa, nể nang… đến khi chuyện trở thành phổ biến ở nhiều trường ĐH, CĐ, tại sao Bộ không kịp trở tay?
Hay cũng hình thức bằng điệp khúc "tiếp tục kiểm tra" theo văn bản mới ngày 27-10, có "giơ cao" rằng: sẽ tiếp tục kiểm tra thực tế trước ngày 15-1-2010? Đợt kiểm tra mới này có tiếp tục cách làm "hoà cả làng", chỉ người học lãnh đủ?
Rồi "thanh minh" thay cho trường rằng: "Trường là đơn vị tự chủ tài chính, từ năm 2006 đến nay, hằng năm ngân sách nhà nước chỉ cấp 12 tỷ đồng (bình quân mỗi SV là 26.000 đồng/tháng) và là trường thuộc khối ngành kỹ thuật nên để đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nên mỗi năm trường thu thêm phần kinh phí hỗ trợ đào tạo…".
Trước đó, tại buổi họp báo tháng 10 (ngày 21-10) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Ngữ nói chắc như "đinh đóng cột": "Ngoài học phí, các trường không được thu thêm các khoản khác!".
Thế nhưng, thực tế các trường thu thêm các khoản khác cũng không sao?
Chưa hết, khẩu hiệu "3 công khai" được gióng lên yêu cầu các trường thực thi trong năm học 2008-2009, nhưng đến đầu năm học 2009-2010 kết quả kiểm tra của Bộ tại 12 cơ sở giáo dục ĐH trên cả nước cho kết quả: Các trường triển khai còn mang tính hình thức.
Vậy là ở đây, cũng chẳng ai sai, chẳng ai bị phê bình, cũng chẳng ai bị hạ thi đua…
ĐH "3 không" thành "3 có"?
Dư luận cũng chưa hết ngạc nhiên khi chỉ sau chưa đầy 2 ngày ngày kiểm tra, Trường ĐH Phan Thiết từ "3 không" đã trở thành ĐH "3 có".
Từ chỗ Trường ĐH Phan Thiết không có đủ giảng viên, không có đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, không có hệ thống chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo theo quy định, đã trở thành: "Thừa giảng viên, thừa phòng học và có đủ điều kiện cơ sở vật chất, giáo trình thư viện…".
Kết luận tốt đẹp về Trường ĐH Phan Thiết được đoàn thanh tra của Bộ đưa ra chỉ sau 1 ngày kiểm tra những "lình xình" của trường mà báo chí phanh phui không thể không khiến những người quan tâm đặt dấu hỏi về quy trình lẫn con người thực thi.
Để chuẩn bị cơ sở vật chất thì nếu có tiền chỉ trong 1 tháng là trang bị đủ. Nhưng, mời đủ 63 giảng viên cơ hữu và ký hợp đồng thỉnh giảng cho 102 người thì trong 3 tháng, liệu dễ kiếm được?
Việc khai khống giảng viên cơ hữu để xây dựng đề án mở ngành, mở trường không còn là chuyện hiếm.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Trần Thị Hà cũng thừa nhận, đã có trường vì "nóng vội" muốn mở ngành nên khai "khống" đến vài trăm giảng viên nhưng khi yêu cầu gửi danh sách thì "lặn không sủi tăm".
Điều đó, chứng tỏ nghiệp vụ thanh tra, thẩm định không nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD-ĐT. Vấn đề là Bộ có làm nghiêm?
Những câu chuyện của một số trường ĐH "lách luật", hoạt động không đúng như cam kết không phải Bộ GD-ĐT không nhìn ra. Nhưng với cách làm xuê xoa, nể nang… đến khi chuyện trở thành phổ biến ở nhiều trường ĐH, CĐ, tại sao Bộ không kịp trở tay?
Hay cũng hình thức bằng điệp khúc "tiếp tục kiểm tra" theo văn bản mới ngày 27-10, có "giơ cao" rằng: sẽ tiếp tục kiểm tra thực tế trước ngày 15-1-2010? Đợt kiểm tra mới này có tiếp tục cách làm "hoà cả làng", chỉ người học lãnh đủ?
Theo Kiều Oanh (VietNamNet)
Bình luận (0)